Bị thủy đậu bao lâu thì khỏi và những điều nhất định phải biết khi bị thủy đậu
Thủy đậu là một trong những căn bệnh khiến nhiều người lo ngại. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh có tốc độ lây nhiễm cao, bệnh có thể lây ngay từ khi những nốt ban chưa xuất hiện trên cơ thể đến khi đã lặn, vì thế người mắc bệnh thủy đậu cần tránh tiếp xúc với những người khỏe mạnh để phòng ngừa sự lây lan.
Bệnh thủy đậu có mấy giai đoạn?
Cũng giống như nhiều bệnh ngoài da khác, để biết bị bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi trước hết bạn cần nắm bắt được bệnh thủy đậu có những giai đoạn nào.
Tuy chỉ thấy các nốt mụn thủy đậu tồn tại trong khoảng từ 7 đến 12 ngày nhưng thực tế quá trình ủ và phát bệnh lại diễn ra trong một thời gian dài. Theo các chuyên gia đầu ngành, thủy đậu có thể chia thành 4 giai đoạn nhỏ.
Ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu thường kéo dài trong khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn tùy vào cơ địa của từng người. Với người bệnh hệ miễn dịch yếu, người đang mang thai hoặc người cao tuổi thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn.
Khởi phát: Ở giai đoạn này, người bị bệnh thủy đậu trên cơ thể sẽ nổi mẩn ngứa và nổi ban đỏ ở khắp các vùng da trên cơ thể. Bước sang ngày thứ 2 bệnh sẽ kèm thêm một số triệu chứng như: Sốt nhẹ hay đau nhức đầu, bỏ bữa…
Toàn phát: Sau khởi phát, các nốt mẩn đỏ mụn nước sẽ lan rộng ra toàn cơ thể, một số nốt còn có kèm dịch đặc giống như mủ.
Hồi phục: Người bị bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 tuần tùy điều kiện chăm sóc có tốt hay không, kiêng khen ra sao. Các nốt mụn nước sẽ hết và bắt đầu bong tróc, đóng vẩy. Thường chúng ít để lại sẹo nếu người bệnh chăm sóc tốt cho bản thân.
Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời? Vậy bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Thông thường, quá trình bị thủy đậu từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối sẽ trong khoảng từ 7 đến 21 ngày. Tùy vào cách điều trị bệnh cũng như kiêng khem đúng cách của bệnh nhân mà thời gian này có thể kéo dài hay rút ngắn. Tuy nhiên, người bị bệnh thủy đậu có thể áp dụng một số cách sau để rút ngắn thời gian bệnh.
Khi thấy mình có dấu hiệu mắc bệnh, người bị bệnh thủy đậu nên ở trong phòng kín, tránh ra gió và hạn chế tiếp xúc với người khác. Tuyệt đối không đến những chỗ đông người như: Lớp học, trung tâm thương mại hay bệnh viện để ngừa tình trạng bệnh lây lan thành đại dịch.
Hầu hết các mụn nước do thủy đậu gây ra sẽ dễ gây ngứa, vì thế người bệnh thủy đậu không gãi bởi các dịch này vỡ ra có thể lây lan ra những vùng khác khiến mức độ lan rộng của bệnh tăng lên.
Trong trường hợp quá ngứa, hãy dùng dung dịch methylene 1% và bôi lên nót mụn, lưu ý chỉ nên dùng 2 lần mỗi ngày và không quá lạm dụng.
Bị thủy đậu nên thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ để tránh các vi khuẩn gây hại có cơ hội tích tụ làm bệnh trở nặng hơn. Lưu ý, quan niệm của ông cha là tránh kiêng gió, kiêng nước nhưng đó là nước lạnh, còn bạn hoàn toàn có thể tắm với nước ấm.
Người bị bệnh thủy đậu không nên ăn da gà bởi nó có thể gây ngứa hoặc rau muống để lại sẹo lồi về sau.
Trong trường hợp thấy mình khó thở hoặc co giật, đau đầu thì người bị bệnh thủy đậu phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.