Bị nhiệt miệng kiêng ăn gì để khỏi bệnh nhanh nhất

Bị nhiệt miệng khiến người bệnh khó chịu và không thể tùy ý ăn bất cứ món ăn nào mà mình yêu thích. Vậy bị nhiệt miệng kiêng ăn gì? Dưới đây là một số thông tin hữu ích bạn nhất định phải tham khảo.

Xem thêm

Như chúng ta đã biết, nhiệt miệng - lở miệng là hiện tượng do nhiều tác nhân gây ra như: 

+ Nhiệt miệng do virus gây ra

+ Bị nhiệt miệng do suy giảm miễn dịch vùng niêm mạc miệng, lưỡi

+ Nhiệt từ vết trầy xước do đánh răng

+ Stress cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng lưỡi...

Vậy bị nhiệt miệng kiêng ăn gì? Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho bạn.

Bị nhiệt miệng kiêng ăn gì?

- Nhiệt miệng kiêng thực phẩm có tính cay, nóng

Theo các chuyên gia, người bị nhiệt miệng không nên ăn đồ cay, nóng hoặc gia vị có tính nóng như: Gừng, tỏi, ớt... bởi các món này sẽ khiến bệnh dễ nặng hơn.

- Không sử dụng đồ uống có cồn, có chứa cafein khi bị nhiệt miệng

Rất nhiều người bệnh chủ quan không kiêng khi bị nhiệt miệng dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trở nặng hơn. 

Người bị nhiệt miệng không nên uống rượu bia hoặc đồ uống có chứa cafein

Vì thế, khi bị nhiệt bạn nên:

+ Hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống có cồn và cafein như: Rượu, bia, cà phê...

+ Tuyệt đối không hút thuốc lá bởi đây chính là một trong những tác nhân làm cho chứng nhiệt miệng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

- Tránh ăn đồ dầu mỡ hoặc chiên rán

Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng và khiến bệnh lâu lành chính là ăn nhiều đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

Những món ăn này không những khiến hệ tiêu hóa của bạn phải làm việc "vất vả" mà còn làm cho nhiệt miệng trở nên nặng hơn. 

Không ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ khi bị nhiệt miệng

Một số lưu ý cần ghi nhớ để phòng ngừa nhiệt miệng

- Tuân thủ các quy định vệ sinh răng miệng

Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng, bạn nên chú ý thực hiện đúng các quy định vệ sinh răng miệng. Đây là điểm mấu chốt để tiêu diệt, đẩy lùi vi khuẩn gây hại.

+ Đánh răng đều đặn hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ

+ Tham khám nha khoa định kỳ ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì về răng miệng.

+ Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng đúng cách để không làm tổn thương, trầy xước vùng khoang miệng.

+ Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh.

- Bổ sung đủ nước hàng ngày

Uống đủ nước (từ 2 - 3 lít) là việc làm cần thiết mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước ngừa nhiệt miệng như: Nước cam, nước chanh, nước rau má, nước chè xanh, nước bột sắn dây...

- Nên ăn các món chè làm từ các loại đậu

Bạn có thể nấu chè đậu đen, chè đậu xanh hay chè từ ý dĩ để vừa cung cấp dưỡng chất lại giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

Tham khảo: Cách nấu chè đậu đen thơm mát, thanh nhiệt 

- Nên ăn các loại thực phẩm, rau củ thanh nhiệt

Người bị nhiệt miệng nên ăn các loại rau củ có tính mát như: Cà chua, khế, rau diếp cá, rau má, các loại thịt có tính mát (thịt vịt, thịt ngan)...

Phương Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan