Nhiệt miệng ở chân răng là gì?
Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. nhiệt miệng ở chân răng thường xuất hiện ở người mắc chứng nóng trong người, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, ăn uống thiếu chất hay người mắc chứng căng thẳng, stress kéo dài.
Biểu hiện cơ bản của chứng nhiệt chân răng
Người mắc bệnh nhiệt chân răng thường có một số biểu hiện cụ thể như:
- Xuất hiện nốt sần màu trắng đục, màu vàng giống như vết bỏng, các nốt này nếu để quá lâu sẽ loét sâu và gây đau rát, khó chịu cho người bệnh.
- Nhiệt chân răng gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bị bệnh. Các cơn đau buốt này kéo dài gây khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, nếu để nặng người bệnh bị nhiệt chân răng có thể bị sốt cao.
Nguyên nhân chính gây nhiệt miệng ở chân răng
Nhiệt chân răng do đâu mà thành? Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nhiệt miệng ở chân răng do:
+ Người bệnh vệ sinh răng miệng không đúng cách, bàn chải đánh răng quá cứng hoặc thời gian đánh răng quá lâu.
+ Cơ thể mắc chứng nóng trong người, nhiệt độc bốc lên làm cho chân răng xuất hiện các vết lở loét gây đau rát, khó chịu.
+ Ăn uống không đủ chất, ăn quá nhiều đồ cay nóng làm cho phần niêm mạc bị thiêu đốt khiến các vết loét ngày càng phát triển và lan rộng.
+ Bị nhiệt chân răng là do cơ thể thiếu các loại dưỡng chất cần thiết như: Vitamin B12, sắt, iron, thiếu máu...
Cách chữa nhiệt chân răng
Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh nhiệt miệng ở chân răng lại khiến người mắc bệnh luôn khó chịu, đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để chữa nhiệt ở chân răng hiệu quả? Dưới đây là một số cách điều trị nhiệt miệng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà.
- Thay đổi chế độ ăn uống
Khi mắc chứng nhiệt miệng nói chung và nhiệt miệng ở chân răng nói riêng bạn cần thay đổi chế độ ăn uống. Nên bổ sung nhiều rau củ, quả, hạn chế ít rượu bia hay các đồ dầu mỡ cay nóng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu hàm lượng các chất, vitamin thiết yếu để tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó bạn vừa điều trị nhiệt lại có thể ngăn chặn nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm.
- Sử dụng các loại nước uống có tính mát để thanh nhiệt
Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng nên áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian với các loại nước uống thanh nhiệt như: Nước cam, nước nhân trần, nước rau má....
- Nếu thấy vết nhiệt không có dấu hiệu lành lại, bạn nên đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được chuẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời.
Phương AnhBạn đang xem bài viết Nhiệt miệng ở chân răng là gì, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].