Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh đại tràng. Bên cạnh hạn chế đồ chiên rán, các loại đồ uống có chứa chất kích thích, người mắc bệnh đại tràng có nên ăn cay không?
Bệnh đại tràng luôn là nỗi khiếp sợ của nhiều người. Khi mắc phải căn bệnh này người bệnh sẽ phải kiêng khem những món ăn mà vốn là sở thích của họ trong đó phải kể đến đồ cay, nóng. Bệnh đại tràng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Vậy bệnh đại tràng có nên ăn cay không? Trong bài viết này, Gia đình mới sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Rất nhiều người có thói quen sử dụng các gia vị cay nóng mỗi ngày. Hầu hết món ăn nào cũng phải có ớt, tiêu cùng một số loại gia vị có độ cay nồng, nếu không có chúng bữa ăn sẽ trở nên nhạt nhẽo hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ người bị bệnh đại tràng không nên ăn cay, hãy loại bỏ thói quen xấu này bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân. Các hoạt chất capsaicin - chất tạo vị cay sẽ sản sinh ra nhiều hợp chất có khả năng làm tăng các triệu chứng của bệnh đại tràng, cụ thể:
- Đồ cay nóng sẽ làm rối loạn và thay đổi các chức năng của đại tràng bằng cách làm hạn chế tái hấp thu nước điện giải gây ra hiện tượng rối loạn chức năng đại tràng.
- Đồ nóng gây ức chế và làm hạn chế quá trình tự giải độc và công dụng của dược liệu sử dụng trong quá trình chữa bệnh. Vì thế nếu ăn đồ cay nóng liên tục, thường xuyên thì nguy cơ bệnh biến chứng nặng là rất lớn.
- Đồ cay nóng sẽ làm mất đi sự cân bằng của các vi sinh có trong đại tràng, bởi khi có chất nóng vào cơ thể sẽ tiết ra lớp nhày để bảo vệ niêm mạc đại tràng sẽ tăng lên và ở một mức nào đó lớp nhầy này sẽ làm mất đi công năng của nó. Một khi viêm mạc đại tràng bị tổn thương thì vi khuẩn gây hại sẽ càng ngày càng phát triển.
- Đồ cay nóng còn làm tăng tình trạng viêm loét cũng như gây tổn thương nặng nề trên bề niêm mạc đại tràng.
Mặc dù không tốt cho người mắc bệnh đại tràng, tuy nhiên nếu sử dụng ở mức độ vừa phải thì hoàn toàn có thể chấp nhận được
Các bác sĩ khuyến cáo rằng, để điều trị bệnh dứt điểm thì tốt nhất không nên ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để giúp quá trình điều trị hiệu quả nhất.
- Bổ sung nhiều rau xanh để cung cấp chất xơ giúp nhuận tràng, dễ tiêu. Một số loại rau nên ăn là: Rau mồng tơi, rau ngót, mướp...
- Uống từ 2 - 3 lít mỗi ngày để đủ lượng nước cho cơ thể. Việc uống nhiều nước không chỉ giúp cơ thể người bị bệnh đại tràng đào thải các chất độc hại, làm đẹp da mà còn ngăn ngừa mắc táo bón, giảm khả năng mất nước do tiêu chảy gây ra.
- Nên chia nhỏ bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày. Nên ăn vừa đủ, không ăn quá no hoặc không để quá đói để giúp cho đại tràng hoạt động tốt nhất.
- Bị bệnh đại tràng không nên ăn cay và nên tránh ăn các đồ chiên, xào có quá nhiều dầu mỡ. Hạn chế ăn hải sản, đồ sống, đồ lên men.
- Tránh uống nhiều rượu bia, đồ uống có ga, đồ uống chứa cafein...
- Bị đại tràng không ăn các loại rau như: Bắp cải, súp lơ, hành tây, hẹ bởi các loại rau này rất dễ gây ra tình trạng chướng bụng và khó tiêu.
- Người bị bệnh đại tràng nên giữ tinh thần thoải mái, không để căng thẳng, stress khiến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ làm ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống cũng như tiêu hóa thức ăn.
Xem thêm: