Quả cam chứa nguồn vitamin C dồi dào. Cam còn được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh ung thư, và có thể dưỡng da và chống lão hóa rất tốt. Tuy vậy, bà bầu có nên ăn cam không?
Mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg Magnesium , 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal.
Ngoài ra, quả cam còn chứa nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa. Hàm lượng của chúng cao hơn gấp 6 lần so với vitamin C. Chúng gồm: hesperidin từ flavanoid, chất phytochemical.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, quả cam không chỉ chứa hàm lượng vitamin C cực lớn mà còn cung cấp chất xơ rất hiệu quả, đặc biệt là đối với các bà bầu bị nóng trong. Chính vì vậy bà bầu nên ăn cam trong suốt thai kỳ.
Không chỉ giàu vitamin C, nước cam còn dồi dào axit folic và kali- chất phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.
Ăn cam giúp mẹ bầu dễ điều hòa và ổn định huyết áp. Ngoài ra, nước và vỏ cam còn chữa bệnh ho hiệu quả cho các bà bầu.
Tăng sức đề kháng: Lượng Vitamin C cực lớn trong cam là yếu tố giúp bà bầu tránh được các bệnh cảm cúm, tăng hệ miễn dịch.
Giải độc: Trong nước cam có chứa chất limonoid. Đây là thành phần giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, có tác dụng giải độc, lợi tiểu và hỗ trợ gan rất hiệu quả. Vì thế bà bầu nên uống nước cam thường xuyên nhé! Bên cạnh đó, chất xơ trong cam giúp bà bầu nhuận tràng tốt hơn, bà bầu sẽ giảm bớt táo bón trong quá trình mang thai.
Thúc đẩy quá trình hình thành xương: Vitamin C trong quả cam đóng vai trò quan trọng hỗ trợ sự hình thành canxi. Khi các bà bầu uống một lượng nước cam vừa đủ sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành cấu trúc xương và tránh bệnh còi xương cho trẻ.
Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh: Trong cam chứa khoáng chất axit folate và folic- hai chất rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm. Mẹ bầu nhớ ăn cam để bổ sung axit folate và folic nhé!
Cam có nhiều chất hữu cơ sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, vì thế nếu bà bầu có vấn đề về dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy hay viêm loét dạ dày, ăn hay uống nước cam có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bà bầu bị tiêu chảy, không nên ăn nhiều cam hay uống nhiều nước cam.
Bà bầu cũng không nên uống nước cam sau khi vừa ăn sáng, vì có thể khiến bà bầu bị tức bụng khó chịu. Bà bầu cũng không nên ăn cam buổi tối nếu không muốn đi vệ sinh nhiều trong đêm.
Ngoài ra, trong thai kỳ, bà bầu cũng nên tránh uống nước cam đóng hộp vì những vi khuẩn không có lợi trong loại thức uống này có thể hại tới sức khỏe của bà bầu.