Thông tin 9 người cùng nhiễm COVID-19 sau khi tập trung ăn lẩu tại 1 nhà hàng ở Hồng Kông khiến nhiều người băn khoăn. Liệu ăn lẩu có nguy cơ mắc COVID-19 hay không và qua con đường nào?
Sau thông tin có 9 thành viên trong gia đình bị nhiễm COVID-19 sau khi tập trung tại nhà hàng Lento ở Kwun Tong vào ngày 26/1, một số nhà hàng ở Hồng Kông như Fairwood, Maxim’s, Cafe de Coral... tạm thời không đưa món lẩu vào thực đơn của họ.
Maxim’s tiết lộ rằng 2 trong số những người nhiễm COVID-19 trong 1 gia đình vừa qua là nhân viên của nhà hàng làm việc ở khu Vượng Giác và Alexandra House. Hai địa điểm này cũng sẽ đóng của khoảng 2 tuần để dọn dẹp và tẩy trùng.
Còn chuỗi nhà hàng ăn nhanh của Nhật tên là Yoshinoya cũng tạm thời không có món lẩu trong thực đơn của mình.
Chuỗi nhà hàng lẩu của Trung Quốc Haidilao cho biết, họ vẫn sẽ tiếp tục mở 4 chi nhánh ở Hồng Kông nhưng sẽ có cách để ngăn chặn COVID-19 lây lan như đo nhiệt độ khách hàng và cung cấp dung dịch sát khuẩn cho họ.
Món lẩu là món ăn khoái khẩu của người Hồng Kông nhưng lượng khách đến ăn giảm khoảng 90%. Trung bình mỗi ngày họ chỉ có thể phục vụ được 2- 3 bàn.
Các chuyên gia cho rằng, nhà hàng nên cải thiện giữ gìn vệ sinh như nhắc nhở nhân viên đeo khẩu trang, rửa tay hàng ngày và nên lau chùi bàn ghế sạch sẽ. Bên cạnh đó, các nhà hàng cũng nên cung cấp các sản phẩm làm sạch như nước xịt khuẩn.
Các bác sĩ hiện vẫn chưa xác định chính xác liệu ăn lẩu có thể làm tăng nguy lây lan COVID-19 hay không.
Theo giáo sư David Hui Shu-cheong, một chuyên gia về hô hấp trường Đại học Trung Quốc cho rằng vấn đề không phải là bữa ăn mà là do sự tiếp xúc gần gũi khi tập trung ăn uống.
Nhưng lẩu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bởi vì họ có sự tiếp xúc gần gũi với nhau.
Ngoài ra, hơi nóng từ nồi lẩu có thể khiến các giọt nước mang theo virus lơ lửng trong không khí và người khác có thể hít vào dẫn đến nhiễm bệnh.
(Theo SCMP)
Xem thêm Clip: Tự làm xịt sát khuẩn COVID-19 tại nhà