Nhiều cha mẹ nghĩ con cái còn nhỏ, chưa hiểu gì nên vô tư có những lời nói, hành vi không đúng trước mặt con. Điều này tưởng là chuyện nhỏ nhưng thực tế lại gây hại rất lớn cho trẻ.
Theo chuyên gia tâm lý giáo dục TS.Vũ Việt Anh, Tổng giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội), có 8 sai lầm mà cha mẹ thường hay làm trước mặt con cái sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.
Những cuộc cãi vã thường mang đến những ảnh hưởng rất tiêu cực cho trẻ. Nếu có mâu thuẫn, cha mẹ không nên cãi vã trước mặt con. Nội dung cuộc tranh cãi và thái độ của cả hai sẽ làm tổn thương đến trẻ. Trẻ sinh ra tâm lý chán chường, nản lòng và có xu hướng sống tiêu cực.
Chưa kể, hình ảnh của cha hay mẹ sẽ bị “xấu đi”, sẽ không còn là tấm gương của trẻ. Điều này sẽ khiến cho việc dạy con gặp khó khăn. Thay vào đó, cha mẹ có thể “xử lý mâu thuẫn” khi không có con ở nhà hoặc đến một nơi chỉ có hai người.
Đây là điều cấm kỵ mà cha mẹ không được làm trước mặt con cái. Chúng ta ngạc nhiên và mắng con hỗn láo khi con dùng những từ ngữ chửi bậy để nói một người khác. Mà chúng ta không nghĩ rằng, con chính là bản sao của bạn.
Những từ ngữ tục tĩu đó xuất phát từ đâu? Nếu đó không phải thốt là từ miệng những người trẻ biết, mà người gần nhất với trẻ chính là cha mẹ.
Điều này lại càng tuyệt đối nên tránh. Nếu cha mẹ có mâu thuẫn dẫn đến xô xát mà để trẻ trông thấy thì sẽ vô tình làm tổn thương trẻ. Vết thương lòng này có thể sẽ theo bé suốt cuộc đời. Từ đó, một thái độ sống tiêu cực sẽ hình thành. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ đối diện với bệnh trầm cảm ở trẻ em, lì lợm, lớn lên trẻ sẽ hình thành có tính hung hăng, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập và không có đứa trẻ nào là hoàn hảo. Trẻ có thể chơi điện tử rất giỏi nhưng học lại kém hoặc trẻ học rất giỏi nhưng kỹ năng giao tiếp lại kém. Điều cha mẹ cần làm là cố gắng khuyến khích trẻ làm được những điều trẻ đang yếu và phát huy những điều trẻ đã làm được.
Việc chê trách trẻ trước mặt người khác chỉ khiến cho trẻ bị tổn thương, ngang bướng, chống đối, nổi loạn nếu trẻ đã lớn và tự ti khi trẻ còn nhỏ.
Thay nhau kể xấu, phán xét và chỉ trích một ai đó khi đang có sự hiện diện của con trẻ là việc mà nhiều cha mẹ Việt mắc phải.
Tính xấu này sẽ làm cho con cái vô tình ảnh hưởng và lớn lên có xu hướng tương tự. Khi đánh giá người khác chỉ biết nhìn nhận ở góc độ tiêu cực. Vì vậy kể xấu người khác là một trong những điều cha mẹ không nên làm trước mặt con.
Thay vào đó, cha mẹ nên nhớ và nghĩ đến những người tốt, việc tốt để có thể nói với nhau khi có mặt trẻ. Khen ngợi hoặc tìm ra những điều tốt đẹp của người khác để bàn cũng là cách dạy con thông minh. Vì qua câu chuyện đó, trẻ sẽ hiểu được việc nào tốt, việc nào xấu giúp hình thành lối sống đúng đắn về sau.
Nói dối là sai lầm mà các cha mẹ Việt hay mắc phải nhất, đặc biệt là trước mặt con. Nếu việc này được lặp đi lặp lại thì trẻ sẽ mặc định rằng nói dối chẳng có gì là xấu cả, lâu dần hình thành nên tính nói dối ở trẻ em. Ban đầu là nói dối cha mẹ, sau là với mọi người xung quanh. Ban đầu là nói dối việc nhỏ, sau là việc lớn.
Bởi vậy, cha mẹ nên hạn chế nói dối trước mặt con cái. Nếu rơi vào trường hợp cần nói dối thì phải hết sức tế nhị.
Nếu việc nói dối để tốt cho một ai đó hoặc cho một sự việc nào đó thì cha mẹ phải giải thích cho con hiểu ngay khi có thể. Tránh để trẻ hiểu rằng việc nói dối là hiển nhiên.
Một số cha mẹ cho rằng trẻ ở độ tuổi tiểu học chưa hiểu nên vẫn có thể vô tư nói về vấn đề này trước mặt con. Tuy nhiên, họ không biết rằng giai đoạn này trẻ đã bắt đầu hiểu và nhận thức được vấn đề thông qua lời nói.
Bởi vậy đây là điều cha mẹ không nên làm trước mặt con. Bởi nói về chuyện “riêng tư” trước mặt trẻ làm trẻ tò mò và dễ bị cám dỗ, dễ bị lôi kéo vào trò người lớn khi có kẻ xấu muốn “lạm dụng tình dục” trẻ.
Thay vào đó, cha mẹ hãy bày cho trẻ cách bảo vệ mình tránh xa các tác nhân dễ bị xâm hại. Dạy trẻ phân biệt giới tính, phân biệt người tốt người xấu, người nên – không nên gần gũi về các cử chỉ, hành động.
Tiền bạc là chuyện tế nhị nhưng nhiều cha mẹ bỏ qua điều này. Cha mẹ phê phán lẫn nhau cách tiêu tiền, cách kiếm tiền hay dùng tiền biếu ông bà, biếu sếp, biếu người quen… Việc tính toán tiền bạc trước mặt trẻ khiến trẻ hình thành tính cách coi trọng đồng tiền, trở nên thực dụng hơn.