Cha mẹ nào cũng rất thương con nhưng có 6 điều cha mẹ làm khi dạy con khiến con luôn căng thẳng, kém tự tin hơn hẳn những bạn cùng trang lứa.
Nhiều bậc cha mẹ thương con nên nghĩ rằng không nên cho con làm gì, chỉ ăn học giỏi là đủ. Nhưng cha mẹ nên cho con làm việc nhà bởi vì nó khuyến khích tinh thần trách nhiệm của trẻ.
Làm việc nhà cũng là cơ hội để trẻ thể hiện khả năng của mình và giúp trẻ tự tin hơn khi lớn lên. Khi lớn lên, các con có thể tự lập, tự tin làm mọi việc mà không có bố mẹ bên cạnh.
Ai cũng mong muốn con mình học giỏi, thành công nhưng nếu như không cho phép con thất bại, con sẽ không học được nhiều bài học quý giá. Thậm chí, cha mẹ có thể làm mọi cách để con không gặp thất bại sẽ khiến trẻ căng thẳng, kém tự tin.
Ví dụ cha mẹ bắt con học rất nhiều chỉ để đỗ đạt. Cha mẹ không cho các con chơi nhiều chỉ vì sợ hư hỏng, sợ con không bằng bạn bằng bè. Nhưng cách làm này chỉ khiến các con dần không thể tự tin như những đứa trẻ khác, cuộc sống cũng không được đúng với tuổi thơ của các con.
Những đứa trẻ nhận ra sự lựa chọn của mình thường cảm thấy tự tin hơn. Nhưng nhiều cha mẹ có thể thương con mà thay con quyết định mọi thứ, không tạo cơ hội cho con được chọn.
Cha mẹ hãy để cho con được chọn bộ quần áo mình thích, chọn nơi mà mình muốn đến, tự chọn bạn mà chơi. Lớn lên chút nữa, cha mẹ hãy để con tự chọn ngành mình muốn học, việc mình muốn làm. Cha mẹ chỉ nên ở bên định hướng, tư vấn chứ không nên áp đặt con theo ý mình.
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến các con lớn lên thường kém tự tin hơn hẳn bạn cùng trang lứa. Bạn hãy cho con sự trải nghiệm, hãy để con được khám phá, được chơi với bạn bè chứ đừng quá bao bọc con.
Bởi thói quen che chở con quá mức khiến trẻ sẽ không thể tự tin khi lớn lên. Các con cũng sẽ không biết xử lý các tình huống và đôi khi kém cỏi hơn các bạn.
Từ khi nhỏ đến khi lớn lên, cha mẹ luôn muốn con phải là học sinh xuất sắc, đứng nhất lớp, thi đâu đỗ đó. Nhưng đôi khi sự kỳ vọng quá lớn khiến cha mẹ đang làm cho con cái căng thẳng, lo lắng.
Áp lực về thành tích luôn khiến con phải "chạy đua" với chính mình. Các con thậm chí có thể sợ chơi, sợ thất bại và điều này thì không hề tốt cho sự phát triển tự nhiên của trẻ.
Chuyên gia cho rằng những đứa trẻ cần học được những hành động sai mà mình gây ra. Nhưng một đứa trẻ bị kỷ luật sẽ nghĩ "mình đã làm điều tồi tệ", còn đứa trẻ bị phạt lại nghĩ rằng "mình là một đứa trẻ tồi".
Nói cách khác, cha mẹ nên phân biệt giữ việc kỷ luật và hình phạt bởi vì hai điều này thường được hiểu nhầm là một.
Những hình thức kỷ luật hay gặp phải đó là không cho con xem ti vi trong một ngày nếu mắc lỗi, không được đi chơi với bạn trong một khoảng thời gian nào đó...
Còn hình phạt cha mẹ hay áp dụng đó là đay nghiến con hoặc đánh đập đòn roi...
(Theo Parent)