Cha mẹ luôn muốn cho con những điều tốt nhất, nhưng đôi khi lại vô tình tổn thương con bởi tình yêu và sự bao bọc quá mức.
Dưới đây là những tình huống người lớn hành xử không nhất quán, ảnh hưởng không tốt cho trẻ mà họ không nhận ra.
Cha mẹ thường dạy trẻ con phải luôn nói thật và chấp nhận hậu quả của những hành vi mình làm. Tuy nhiên đôi khi chính họ vi phạm điều này.
Những lời nói dối thiện chí, bọc đường sự thật hay che giấu thông tin vì sợ "sự thật mất lòng" hay "nói ra cũng chẳng thay đổi được gì" có thể khiến trẻ cảm thấy đó là đạo đức giả.
Nhiều phụ huynh cho rằng ngủ cùng con khiến con không trưởng thành độc lập được, do đó họ để con ngủ riêng khi đến một độ tuổi nhất định.
Nhưng câu hỏi mà trẻ sẽ đặt ra là, vì sao người lớn được ngủ chung phòng, còn trẻ con lại phải tách riêng?
Một số nhà tâm lý học cũng gợi ý cha mẹ nên giúp trẻ đi vào giấc ngủ để tạo sự gắn kết cảm xúc bền chặt hơn giữa cha mẹ với con cái và cải thiện sức khỏe tinh thần của con trẻ.
Thói quen ăn uống lành mạnh là rất quan trọng và tốt, tuy nhiên ai cũng có sở thích riêng và đôi khi cảm thấy không muốn ăn món nào đó.
Người lớn được lựa chọn ăn gì khi nào họ muốn, bất kể là ăn bữa cheat-meal hay bỏ bữa nếu không đói.
Tuy nhiên trẻ em thường bị tước đi quyền lợi này và phải tuân thủ quy định của cha mẹ, ngay cả khi bản thân cha mẹ không tuân thủ.
Trung bình, người lớn dành hơn 3 giờ đồng hồ mỗi ngày lên mạng trên điện thoại, đó là chưa kể đến máy vi tính, máy tính bảng, TV,...
Việc giới hạn thời gian chơi điện thoại của trẻ là tốt, nhưng người lớn cũng cần phải giới hạnh chính mình.
Nếu không trẻ sẽ cảm thấy bạn đạo đức giả khi dạy trẻ không nên chơi điện thoại, trong khi bạn lướt Facebook cả ngày.
Có không ít phụ huynh bao bọc con cái quá mức trong việc mặc đồ cho trẻ theo thời tiết. Họ không cân nhắc đến cảm giác của trẻ và thường tự giả định trên cơ sở của mình.
Thế nhưng bản thân họ lại lựa chọn trang phục bất chấp thời tiết vì đẹp hay thuận tiện.
(Theo BS)