5 kiểm tra sức khỏe phụ nữ sau tuổi 40 cần phải thực hiện

Theo tuổi tác, cơ thể của chúng ta sẽ có nhiều thay đổi, không chỉ ở bên ngoài mà còn ở trong cơ thể. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện bệnh sớm, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nguy hiểm.

1. Tầm soát huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Phụ nữ trung niên thường có nồng độ huyết áp tăng cao, có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ nếu không được điều trị.

Điều chỉnh trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp bạn hạ huyết áp dễ dàng. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp kiểm soát huyết áp. 

Thuốc chỉ được khuyên dùng trong những trường hợp nghiêm trọng.

2. Kiểm tra ung thư vú

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều được khuyến nghị kiểm tra ung thư vú.

Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại ung thư phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nguy cơ gia tăng theo tuổi tác.

Tự kiểm tra vú tại nhà mỗi hai tuần một lần có thể giúp bạn xác định sự hình thành khối u từ giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.

Mỗi năm, hãy làm xét nghiệm Pap smear và chụp nhũ ảnh để bảo vệ bản thân khỏi hai loại ung thư phổ biến này.

3. Kiểm tra loãng xương

Mật độ và sức khỏe xương có thể giảm dần theo tuổi tác, dẫn đến mất xương hoặc loãng xương.

Xương trở nên yếu và giòn hơn, làm tăng nguy cơ bị thương hoặc gãy xương.

Loãng xương phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Thực hiện DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) scan có thể giúp bạn đo mật độ xương và chẩn đoán bệnh loãng xương.

4. Kiểm tra đường huyết

Những người không thận trọng về thói quen ăn uống ở tuổi 20 và 30 dễ mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 40.

Ăn uống không lành mạnh và tăng cân về lâu dài có thể gây áp lực lên tuyến tụ, dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu.

Tự kiểm tra đường huyết khi đói có thể giúp kiểm soát sớm bệnh tiểu đường. 

Khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ của bạn.

5. Xét nghiệm mỡ máu

Thực hiện xét nghiệm mỡ máu này có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ. Nồng độ cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tim.

Nếu bạn có nồng độ cholesterol cao, thay đổi chế độ ăn uống và dùng một số loại thuốc có thể giúp giảm cholesterol.

Sau tuổi 30, mọi người nên kiểm tra nồng độ cholesterol 5 năm/lần. Nồng độ cholesterol toàn phần lý tưởng là dưới 200 mg/dl.

(Theo Times of India)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan