1. Kiểm tra mật độ xương
Trong thời kỳ mãn kinh, việc giảm estrogen có thể dẫn đến giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Mất xương là một phần của quá trình lão hóa, nhất là ở phụ nữ. Quá trình này sẽ bắt đầu ngay sau khi mãn kinh.
Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên bổ sung vitamin D, tập thể dục đầy đủ, ăn uống cân bằng và kiểm tra mật đọ xương nếu có yếu tố nguy cơ.
2. Kiểm tra mắt
Sau tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ gặp vấn đề về mắt cao hơn. Do đó bạn nên chăm sóc mắt và thị lực.
Hãy đi khám mắt để phòng tránh và kiểm soát các vấn đề thị lực thường gặp theo tuổi tác, chẳng hạn như khó nhìn trong bóng tối, lóa mắt khi lái xe,...
3. Chụp nhũ ảnh
Ở độ tuổi ngoài 30, nguy cơ mắc ung thư vú là 1/228. Khi bạn bước sang tuổi 40, nguy cơ mắc bệnh là 1/69.
Phụ nữ ngoài 40 được khuyến nghị chụp X-quang tuyến vú (mammogram, chụp nhũ ảnh) từ 1-2 lần/năm.
Nghiên cứu cho thấy chụp nhũ ảnh tầm soát làm giảm số ca tử vong do ung thư vú ở phụ nữ từ 40 đến 74 tuổi, đặc biệt là phụ nữ trên 50 tuổi.
4. Tập thể dục
Phụ nữ bắt đầu mất cơ khi bước sang tuổi 30 và tỷ lệ này sẽ càng cao lên khi sang tuổi 40.
Khối lượng cơ đóng một vai trò quan trọng trong tốc độ trao đổi chất.
Tập thể dục có thể giúp làm chậm quá trình mất xương và cơ do tuổi tác và duy trì cơ thể khỏe mạnh cho các hoạt động hàng ngày như leo cầu thang, làm vườn.
Tập luyện sức mạnh có lợi cho việc phòng ngừa bệnh loãng xương.
5. Không thức khuya
Không ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày khi bạn đã bước qua tuổi 40 có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
Đôi khi, tác dụng phụ của hormone, nồng độ melatonin suy giảm,... cũng có thể ảnh hưởng chu kỳ giấc ngủ.
Thức khuya là một trong những thói quen xấu hàng đầu mà phụ nữ ở tuổi 40 phải tránh.
6. Giảm ăn đường
Khi bạn bước qua tuổi 40, khả năng xử lý đường của cơ thể giảm, có thể dẫn đến kháng insulin và bệnh tiểu đường tuýp 2.
Phụ nữ trên 40 tuổi nên tiêu thụ dưới 25 gram đường mỗi ngày.
7. Kiểm soát sinh sản
Khả năng sinh sản sẽ giảm dần theo tuổi tác, nhưng nếu bạn vẫn có quan hệ "chăn gối" và không muốn có thai, bạn cần thực hiện các biện pháp tránh thai.
Đừng lầm tưởng rằng bạn đã quá tuổi nên không cần kiểm soát sinh sản.
Phụ nữ sau tuổi 40 cần nhận thức những rủi ro đối với bản thân và thai nhi nếu mang thai ngoài ý muốn vì nguy cơ rối loạn di truyền sẽ cao hơn.
(Theo Boldsky)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Bước sang tuổi 40: 7 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe mọi phụ nữ cần lưu ý tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].