Bạn phiền lòng khi con mình thường xuyên khóc lóc, không như những đứa trẻ khác. Nhưng nguyên nhân có thể lại do chính các bậc phụ huynh, khi đã trao cho trẻ cơ hội 'đe dọa' bố mẹ bằng những giọt nước mắt của mình.
Đôi khi các bậc phụ huynh, nhất là ông bà hay bố rất sợ nghe thấy các con khóc. Hễ nghe thấy con khóc là thấy đau đầu, chưa kể sốt ruột.
Vì vậy, mỗi khi trẻ khóc, ông bà hay các ông bố thường vội vàng chiều theo ý của con để chúng ngừng khóc.
Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ nhận ra thứ ‘vũ khí’ lợi hại của mình và thường xuyên sử dụng nó để ‘uy hiếp’, đạt được mong muốn.
Nếu nhận thấy trẻ đang khóc để đạt được một yêu cầu gì đó, cha mẹ hãy làm theo các điều sau.
Khi trẻ khóc, nước mắt lơi lã chã cùng với tiếng gào khóc vô cùng đáng thương. Chưa kể nhiều trẻ vừa mới ăn no, cha mẹ lo rằng chỉ cần khóc một chút, sẽ trớ hết thức ăn.
Vì vậy, cha mẹ sẽ dễ dàng mềm lòng. Một khi cha mẹ dao động, nghĩa là ‘âm mưu’ của con đã thành công. Đến lần khác, con lại áp dụng 'chiêu thức' này để có được thứ mình muốn.
Vì vậy, khi đã biết trẻ khóc để đạt được yêu cầu, cha mẹ càng phải tỏ ra cứng rắn, kiên quyết với quyết định của mình không thể lay chuyển.
Khi trẻ còn nhỏ xíu như quả dưa hấu, cho đến khi biết bò biết đi, từng lời nói hành động của con đều trong tầm mắt bố mẹ. Vì vậy bố mẹ hiểu con nhất.
Khi con khóc cần hiểu rõ con có điều gì buồn khổ thực sự, hay là chỉ giả vờ khóc. Nếu trẻ vì có gì đó bất ổn mà khóc có thể nhận ra rõ ràng.
Còn nếu con khóc vì đạt mục đích, đó là khóc giả vờ, đó là những giọt nước mắt để ‘uy hiếp’ bố mẹ.
Khi trẻ học được cách nói dối để ‘uy hiếp’ bố mẹ, con cũng sẽ biết nói dối một chút.
Lớn dần và ngày càng hiểu chuyện, con sẽ biết được khóc thế nào cho thích hợp, khóc to hơn một chút, cha mẹ sẽ mua cho con cái này, cái kia.
Nếu cha mẹ không kịp thời sửa thói quen xấu này, con sẽ chuyển sang thích nói dối, sẵn sàng giả vờ để đạt mục đích.
Từ đó thành tính xấu, không cho cái gì là khóc để đe dọa.
Trẻ giả vờ khóc để có được sự giúp đỡ hoặc đòi hỏi điều gì từ bố mẹ. Lúc đó bố mẹ chỉ cần thực hiện chiến lược ‘tảng lờ’.
Con nhận thấy việc khóc lóc không gây được chú ý, vô hiệu sẽ dần dần ngừng khóc.
Khi nào con ngừng khóc, gia đình mới giải thích cho con hiểu, đây là thời điểm để sửa bệnh khóc ăn vạ của con.
Bố mẹ chỉ cần cố gắng kiên định một vài lần, không cho con đạt được mục đích cũng như tảng lờ việc ăn vạ của con. Nếu thấy rằng việc khóc của mình không đạt hiệu quả, con sẽ bỏ tính xấu này.
Nguyên tắc nghe qua rất đơn giản nhưng thực sự việc thực hiện sẽ khó hơn rất nhiều. Vì ngoài mẹ, còn có bố và các ông bà.
Nếu không có được sự thống nhất quan điểm từ trước, các ông bà rất dễ vì xót cháu mà chiều hết lần này sang lần khác.
Vì vậy cha mẹ hãy cố gắng chia sẻ rõ vấn đề với ông bà, cố gắng dũng cảm, kiên định với những quyết định của mình.
Hãy nghĩ rằng mọi nỗ lực này chỉ giúp ích cho con. Bên cạnh đó, nếu con ngoan và hiểu chuyện, gia đình cũng sẽ nhàn hơn rất nhiều.