Chuyên gia tâm lý chia sẻ 3 kiểu phản ứng của cha mẹ có thể khiến con nói dối nhiều hơn.
Đây là phản ứng thường thấy của nhiều phụ huynh khi phát hiện con nói dối.
Mỗi khi cha mẹ nghi ngờ - khi nhìn vào ngôn ngữ cơ thể của con, sự do dự trong lời nói hoặc một lời bịa đặt vô lý của con - nhiều người sẽ hỏi câu này.
Họ muốn cho con cơ hội để thú nhận và nói thật.
Nhưng đứa trẻ sẽ không nói thật khi bạn nói điều này. Bác sĩ giải thích rằng khi phụ huynh hỏi câu này thì tức là trong đầu họ vẫn có chút phân vân rằng đứa trẻ đang nói thật.
Vậy nên trẻ sẽ lợi dụng chút phân vân này của bạn để lảng tránh và khẳng định lại rằng chúng không nói dối.
Đây thường là phản ứng tiếp theo sau khi trẻ khẳng định lại rằng chúng nói thật và cha mẹ muốn chúng giải thích.
Đây là cơ hội cho trẻ kể ra câu chuyện của mình và đưa ra lý do.
Thế nhưng trẻ rất thông minh, khi nói dối, trẻ biết cha mẹ muốn nghe điều gì và nói gì để không bị trách móc.
Thực tế thì khi hỏi câu này, rõ ràng phụ huynh đang muốn tin tưởng trẻ, muốn trẻ có một lý do chính đáng cho hành động của mình.
Đây là cách nhiều phụ huynh kết thúc cuộc hội thoại vì vẫn có chút nghi ngờ và muốn con lần sau sẽ làm điều đúng đắn.
Họ đưa ra một kiểu khiển trách trẻ mà không thực sự chỉ rõ vấn đề.
"Cha mẹ biết con đang nói dối". Hãy cho trẻ biết rằng bạn đã phát hiện.
Có thể ban đầu bạn sẽ e dè khi làm điều này, nhưng nếu bạn có cảm giác dù là mỏng manh nhất rằng con đang nói dối thì 99% linh cảm của bạn đúng.
Còn nếu 1% còn lại xảy ra và bạn sai thì bạn có thể xin lỗi cho sai lầm của mình.
Bước tiếp theo, hãy nói: "Đây là kết quả của việc nói dối" và áp dụng hình thức kỷ luật đã được thống nhất từ trước trong gia đình.
Nếu chưa có thì bạn có thể chọn một cách kỷ luật phù hợp và duy trì nhất quán mỗi khi con nói dối.
Ví dụ là cấm con chơi điện tử 1 hoặc 2 ngày.
Bước thứ ba là bỏ đi mà không quát mắng hay thuyết giáo con. Hãy để con tự nhận ra sai lầm của mình, xin lỗi vì đã nói dối và nói cho bạn biết sự thật.
(Theo iMom)