22 phát hiện thú vị trong nghiên cứu chỉ số hạnh phúc của trẻ em

'Trẻ em như búp trên cành', có một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ là quyền của mọi trẻ em, cũng là niềm mong muốn chung của các gia đình, trường học và toàn xã hội.

Tại Trung Quốc đã có một cuộc nghiên cứu chỉ số tăng trưởng hạnh phúc ở trẻ em để nghiên cứu về mức độ hạnh phúc và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hạnh phúc ở trẻ nhỏ. Những nhân tố này ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách và sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những điều thú vị về sự đánh giá hạnh phúc của trẻ nhỏ. Và mức độ đánh giá hạnh phúc của trẻ hoàn toàn khác với những gì phụ huynh nghĩ.

 

1. Mức độ hạnh phúc của trẻ em nhìn chung khá cao. Và yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự đánh giá mức độ hạnh phúc này lại đến từ giấc ngủ. Trẻ em sẽ thấy mình kém hạnh phúc hơn nếu không được ngủ đủ.

2. Điểm đánh giá mức độ khỏe mạnh ở các bé nam cao hơn các bé nữ, còn điểm đánh giá về mặt tình cảm, sự hòa đồng, độ hài lòng với cuộc sống thì các bé nữ cao hơn.

Điều này cho thấy, các bé nam luôn cho rằng sức khỏe của mình tốt, còn các bé nữ cảm thấy mình có lợi thế hơn trong các mối quan hệ về mặt tình cảm.

3. Độ tuổi càng cao, mức hạnh phúc ở trẻ càng giảm. Các phân tích liên quan nhận thấy rằng, độ tuổi và mức độ hạnh phúc có mối tương quan ngược nhau.

4. Cùng với độ tuổi, trẻ em càng học lên lớp trên thì sự cảm nhận về hạnh phúc càng giảm.

5. Chỉ số hạnh phúc của trẻ em sống ở các thành phố, vùng miền khác nhau cũng có sự khác nhau rõ rệt.

6. Nếu bố mẹ có trình độ giáo dục càng cao, thì con cái họ sẽ có mức độ hạnh phúc càng cao.

7. Trẻ em từ đánh giá 3 điều hạnh phúc nhất chính là có một người bạn tốt, có một gia đình ấm áp và có sức khỏe. Những đứa trẻ có thành tích học tập cao sẽ nhìn nhận hạnh phúc một cách tích cực, lạc quan hơn.

8. Trẻ em tự đánh giá 3 điều khiến chúng vui nhất là có thành tích học tập tốt, được chơi với bạn bè và được phụ huynh khen ngợi. Cùng với độ tuổi, giấc ngủ và việc lên mạng cũng ảnh hưởng nhiều đến niềm vui của trẻ.

9. Hầu hết trẻ em đều nhận thấy áp lực học tập quá lớn. Càng lớn lên, trẻ em càng thấy áp lực này lớn thêm.

10. 30% trẻ em thường có cảm giác cô độc, lo lắng, thiếu tập trung, mất ngủ. Trẻ học cấp 2 mắc phải tình trạng này nhiều hơn trẻ cấp 1, đặc biệt với những trẻ có thành tích học tập không tốt.

11. Độ tuổi càng cao, hoặc thành tích học tập càng kém, thì trẻ em càng đánh giá thấp mức độ hạnh phúc của mình.

12.  Độ tuổi càng cao, trẻ em càng thích những môn thể thao có cường độ vận động cao hơn.

13. Trẻ em thích được vận động cùng với bạn bè và thích tiết học thể dục ở trường. Trẻ em có thành tích học tập càng kém thì càng không thích vận động, nô đùa cùng các bạn trong lớp.

Trẻ em thích được chạy nhảy nô đùa cùng bạn bè 

14. Tỉ lệ thiếu kiên nhẫn ở trẻ càng tăng khi độ tuổi của trẻ càng tăng.

15.  Nhiều trẻ em bị thiếu ngủ vì phải hoàn thành bài tập về nhà, nhiều trẻ ít vận động vì dành nhiều thời gian xem phim, lên mạng. Càng lớn thì tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.

16. Khoảng 60% trẻ em hay nói chuyện với bố mẹ. Càng lớn, trẻ em càng ít nói chuyện với bố mẹ hơn, đặc biệt là những trẻ có thành tích học tập không tốt.

17. Trường học, cuộc sống hằng ngày và việc học tập là nội dung mà trẻ thường đề cập đến khi nói chuyện với bố mẹ.

18. Hơn 30% phụ huynh sử dụng điện thoại khi đang nói chuyện với trẻ, và điều này ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc của chúng.

19. Trẻ em thường thích nói chuyện với mẹ nhiều hơn. Nguyên nhân chúng không thích nói chuyện với bố thường là vì cảm thấy bản thân không được thấu hiểu, hay bị hỏi chuyện học hành, dễ bị phê bình hoặc không biết nói gì. Còn nguyên nhân trẻ em không muốn nói chuyện với mẹ là vì mẹ phàn nàn nhiều.

20. Hoạt động mà bố mẹ hay làm cùng con là cùng đi chơi, cùng xem phim, cùng làm việc nhà và cùng tập thể dục. Ít bố mẹ nào cùng con đọc sách hay cùng lên mạng.

21. Khi buồn phiền, trẻ em thường nói chuyện với bạn bè, sau đó là mẹ rồi mới đến bố. Trẻ có thành tích học tập kém thường thích nói với một người bạn trên mạng hoặc không nói cho ai biết.

22. Nguyên nhân xung đột giữa bố mẹ và con cái chủ yếu là việc học tập và thói quen trong cuộc sống.

Ái Linh /giadinhmoi.vn

Tin liên quan