Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những mẹo hay khắc phục tình trạng bẹp đầu, méo đầu cho bé yêu

Trẻ bẹp đầu có thể do thiếu canxi, nằm nghiêng một bên hay do quá trình sinh. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn cứu vãn tình trạng bẹp đầu của con yêu.

tu-the-ngu-cho-be3

 

Đầu bé có hai thóp mềm - nơi các xương sọ chưa phát triển và liền lại với nhau. Xương đầu của trẻ vẫn còn mỏng và đàn hồi khiến đầu của bé rất mềm và dễ bị nặn.

Cũng vì thế mà bé dễ bị bẹp, méo đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những cách để cứu vãn tình trạng bẹp, méo đầu của con yêu nếu chú ý đến tư thế ngủ của bé.

1. Nằm ngửa

tu-the-ngu-cho-be1

 

Tư thế nằm ngửa là tư thế tốt nhất cho trẻ. Vì tư thế này giúp các cơ của bé được thư giãn tuyệt đối, tránh cho các cơ quan như nội tạng, tim, đường ruột và bàng quang của bé bị chèn ép.

Tuy nhiên nếu nằm ở tư thế này quá nhiều, phía sau đầu bé sẽ bị phẳng.

Bé sơ sinh đến 1 tuổi chỉ nên dùng gối bằng chiếc khăn dày chừng 1-2cm để tránh bẹp đầu.

Nếu bé thường xuyên nghiêng về bên nào đó bạn có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn dưới gối phía bé thường hướng đầu về, để bé nhìn về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn. 

Gối lõm cũng giúp bé giữ đầu tròn mà không bị nằm lệch về bên nào.

2. Nằm nghiêng

tu-the-nam-cua-tre

 

Tư thế nằm nghiêng tốt cho trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu. Không chỉ có tác dụng nắn đầu cho bé, còn tránh cho bé bị sặc sữa khi vừa bú xong.

Tuy nhiên, khi đặt trẻ nằm nghiêng phải chú ý thay đổi hướng nằm cho bé thường xuyên để đầu bé không bị bẹp 1 bên.

Tốt nhất cứ 3-4 tiếng chuyển tư thế 1 lần. Nằm nghiêng trái hay phải cũng cần chú ý đến vành tai của trẻ dễ biến dạng.

3. Nằm sấp

tu-the-ngu-cua-tre

 

Tư thế nằm sấp sẽ giúp hình dạng đầu của bé không bị ảnh hưởng bởi lực chèn ép.

Đồng thời, tư thế này giúp các chất bé ăn tan nhanh trong dạ dày, không để lưu lại ở thực quản và cổ họng dẫn đến nôn ọe.

Tư thế nằm sấp còn có lợi cho trẻ luyện tập lật và bò.

Tuy nhiên, vì đầu trẻ khá to, lực ở cổ không đủ, khi lật dễ bị gối, khăn chặn lại gây ra nghẹt thở, nguy hại đến tính mạng.

Khi nằm sấp, phần bụng của bé áp sát với nệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi không kịp thời tản ra, gây ra chàm cho trẻ.

Vì thế mẹ không nên để chăn nệm của bé quá mềm, khi bé nằm sẽ bị lõm xuống dễ dẫn đến nghẹt thở.

Không mặc quần áo có cúc hoặc nút thắt phía trước ngực để tránh tổn thương đến phần ngực và bụng của bé.

Trẻ vừa ăn no hoặc bú no không nên nằm sấp sẽ gây nên cảm giác tức bụng hoặc nôn trớ.

Khi để trẻ nằm sấp phải luôn có sự giám sát của người lớn.

Các thời kỳ quan trọng hình thành nên hình dạng đầu của bé

Trẻ từ 1-3 tháng tuổi

Trẻ từ 1-3 tuổi xương đầu rất mềm, thời gian ngủ thường từ 16-18 tiếng/ngày, vì thế trong khoảng thời gian này, đầu bé rất dễ bị bẹp nếu không được chú ý. Mẹ phải thường xuyên thay đổi tư thế của bé để bé không bị quen với một tư thế nhất định.

Ngoài ra, mẹ có thể thường xuyên xoa đầu bé thật nhẹ nhàng để đầu bé tròn hơn.

Trẻ từ 4-6 tháng tuổi

Là thời kỳ quan trọng trong việc quyết định hình dáng đầu của bé. Thường sau 6 tháng, thóp sau đầu của bé sẽ biến mất, trong khi thóp ở phía trước phải mất từ 12 đến 24 tháng mới có thể đóng lại hoàn toàn.

Vì thế trong giai đoạn này, mẹ vẫn phải duy trì việc thường xuyên thay đổi tư thế của bé. Thường xuyên bế bé khi bé thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy.

Thiếu canxi cũng là nguyên nhân gây bẹp đầu ở trẻ, vì thế mẹ nên bổ sung dinh dưỡng, vitamin D3 và canxi.

Trẻ sau 6 tháng tuổi

Lúc này, hình dáng đầu của bé đã phát triển tương đối ổn định, mẹ có thể thả lỏng để bé ngủ theo tư thế bé thích nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn nên chú ý không để bé nằm quá lâu trong một tư thế.

Ái Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính