16 mẹo tâm lý cực hay giúp bạn giao tiếp tự tin, hiệu quả, ai cũng yêu quý

Không phải ai cũng giỏi nói chuyện nhưng có nhiều mẹo nhỏ có thể giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện và thu hút những người xung quanh.

1. Nếu bạn không biết phải nói gì, hãy để người kia nói với về chuyện của họ. Nghe một cách chủ động: gật đầu, hỏi những câu hỏi mở rộng và làm rõ, thể hiện sự đồng cảm nếu là chuyện buồn hoặc cười nếu người kia nói chuyện vui.

2. Để tạo sự kết nối với người bạn đang trò chuyện, hãy thở cùng nhịp với người đó.

3. Mẹo này thường được các nhà tâm lý học sử dụng nhưng nó cũng hữu ích với tất cả mọi người. Hãy sử dụng câu hỏi "Tôi hiểu ý bạn là như thế này,... đúng chứ?" Điều đó khiến người kia cảm thấy họ được lắng nghe cẩn thận và sẽ tự đánh giá mình khắt khe hơn.

4. Lời khuyên này có thể hơi... khó nghe, nhưng nó hiệu quả: Nếu bạn muốn tự tin hơn khi ở cùng mọi người, hãy tưởng tượng bạn là nhà vua hay nữ hoàng, còn những người khác là nô lệ của bạn. Nhưng đừng quá đà nhé!

5. Để cảm thấy thoải mái khi đến một buổi tiệc hay sự kiện, hãy đến sớm hơn một chút, bạn sẽ có thời gian chọn nơi thoải mái, làm quen với không khí hay mọi người. Ngoài ra người đến muộn thường bị chú ý nhiều hơn người đến đúng giờ hay đến sớm.

6. Nếu bạn biết ai đó muốn chỉ trích bạn hay ý kiến của bạn trong cuộc họp, hãy ngồi cạnh người đó, việc này sẽ giúp làm người đó bình tĩnh hơn một chút.

7. Nếu các bạn đang ngồi chung một bàn, đừng để túi, sách hay bất kỳ đồ gì chắn giữa bạn và người kia. Nếu có món đồ không biết để đâu, bạn hãy cầm nó bằng một tay. Đừng cầm bằng hai tay vì nó tạo ấn tượng bạn là người khép kín, không cởi mở.

8. Để làm suy nghĩ của bạn trở nên có trọng lượng hơn, hãy nói bạn nghe điều này từ bố mẹ hay thầy cô.

9. Nếu bạn đang tranh cãi với một người trong cuộc trò chuyện, đừng đứng đối diện họ, hãy đứng bên cạnh họ. Điều này sẽ giảm mức độ gay gắt của cuộc tranh cãi.

10. Nếu ai đó kể chuyện cười xúc phạm bạn, hãy bảo người đó nhắc lại hoặc giải thích câu chuyện. Như vậy trò đùa đó sẽ không còn hài hước nữa và người kể chuyện sẽ thấy xấu hổ.

11. Khi bạn nói "Mình cần giúp đỡ", đối phương sẽ cảm giác họ quan trọng và được cần, cho dù bạn chỉ đơn giản là hỏi mượn họ một chiếc bút.

12. Nếu cần bắt tay ai, hãy làm ấm tay trước. Bàn tay ấm gây ấn tượng tốt hơn.

13. Khi đi phỏng vấn tìm việc, cứ tưởng tượng bạn đã được nhận rồi và cuộc gặp hiện tại chỉ là để sắp xếp, thảo luận các điều khoản và để chắc chắn lại rằng đây là lựa chọn đúng đắn.

14. Muốn thuyết phục người khác về điều gì, hãy bỏ những cụm từ như "Tôi nghĩ rằng..." hay "Có vẻ là..." khỏi lời nói của bạn.

15. Nếu bạn mượn hộp đựng thức ăn của ai, hãy trả họ với hộp đầy bánh quy bên trong. Không đắt đỏ nhưng họ sẽ lập tức cảm thấy đồng cảm với bạn. 

16. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên người khác, hãy nhắc lại cái tên bạn vừa nghe vài lần trong cuộc trò chuyện đầu tiên với người ấy. Điều này sẽ giúp bạn nhớ tên họ tốt hơn và xây ấn tượng tốt hơn về bạn trong mắt đối phương.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan