9 lưu ý để phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em trong dịp Tết

Vào những ngày Tết, trẻ được nghỉ học dài, cùng với các hoạt động về quê đón Tết, du lịch, liên hoan, vui chơi... làm tăng nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ em trong dịp Tết.

9 lưu ý để phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em trong dịp Tết

9 lưu ý để phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em trong dịp Tết

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, những mối nguy hiểm thường gặp đối với trẻ nhỏ trong dịp Tết là:

  • Ngộ độc thực phẩm
  • Bỏng, pháo nổ
  • Té ngã và các tai nạn sinh hoạt trong gia đình
  • Hóc dị vật
  • Ngộ độc hóa chất, thuốc, độc chất
  • Tai nạn giao thông
  • Điện giật
  • Đuối nuối
  • Gia súc, gia cầm cắn...

Những tai nạn bỏng, hóc dị vật, ngộ độc thực phẩm, pháo nổ, té ngã, điện giật, tai nạn giao thông xảy ra với trẻ, nhẹ có thể chữa khỏi, nặng sẽ tàn tật suốt đời hoặc tử vong.

Vì vậy, vai trò của các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ rất quan trọng trong phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ.

Để phòng tránh tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ trong dịp Tết Nguyên đán, phụ huynh cần lưu ý:

1. Không cho trẻ chơi gần các ổ cắm điện, bóng điện. Các ổ cắm điện phải dùng dụng cụ che chắn kỹ lưỡng.

2. Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ, không nên đựng hóa chất, xăng, dầu, thuốc  trong vỏ chai đựng nước uống nhằm tránh nhầm lẫn. Thuốc diệt chuột có hình dáng bên ngoài khá giống với một số loại thạch và nước uống cho trẻ em, do vậy nếu gia đình có dự trữ thuốc diệt gián chuột cần nên được cất giữ cẩn thận.

4. Các thuốc điều trị bệnh mạn tính của người trong gia đình  như thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch cần cất giữ cẩn thận, như để  trong hộp riêng, có khóa.

5. Khi trẻ ăn uống, cha mẹ cần quan sát con. Hướng dẫn con ăn chậm, nhai kỹ… Giám sát chặt chẽ khi con ăn các loạt hạt lạc, hạt dưa, hạt bí,.. ngày Tết; không nên bắt ép trẻ ăn khi đang khóc hoặc để trẻ cười đùa trong khi ăn uống.

6. Hướng dẫn trẻ tham gia giao thông an toàn.

7. Cần có người lớn giám sắt chặt chẽ khi trẻ chơi ở các khu vực gần ao, hồ, sông, suối, không cho trẻ chơi dưới lòng đường… và các bề mặt trơn trượt.

8. Tránh để các đồ vật như thuỷ tinh, sắc nhọn,... gần tầm tay của trẻ.

9. Cần giáo dục cho trẻ biết các mối nguy hiểm từ các động vật xung quanh để biết cách phòng tránh, không trêu đùa với động vật lạ.

BS CKII Nguyễn Tân Hùng – Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: "Tùy từng loại tai nạn thương tích mà người lớn có thể áp dụng cách sơ cứu khác nhau.

Nếu trẻ không ngừng tim mà có những vết thương chảy máu thì việc đầu tiên là băng bó vết thương, nếu trẻ gãy xương thì cố định xương gãy.

Nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở, thiếu oxy, chúng ta cần kích thích xem trẻ có đáp ứng hay không, có tuần hoàn không; sau đó gọi hỗ trợ từ những người xung quanh; đánh giá đường thở, khai thông đường thở, nếu trẻ không thở thì ngay lập tức thực hiện ép tim, thổi ngạt.

Tất cả các tai nạn thương tích ở trẻ, cần được sơ cứu đúng cách và đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời".

Để hạn chế tai nạn đáng tiếc đến với trẻ trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, gia đình cần có sự quan tâm, chăm sóc sát sao và tạo ra một không gian vui chơi an toàn cho trẻ.

Hoàng Nguyên (t/h)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính