Báo Điện tử Gia đình Mới

9 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong giấc ngủ

Đột quỵ có thể xảy ra khi đang ngủ không? Làm thế nào để nhận biết và phòng ngừa đột quỵ trong giấc ngủ?

Theo Healthline, đột quỵ có thể ập đến trong lúc bạn đang ngủ.

Đột quỵ trong giấc ngủ (còn gọi là đột quỵ khi thức dậy) xảy ra khi người bệnh đang ngủ, do đó có thể khó phát hiện, gây khó khăn cho điều trị và nghiêm trọng hơn các loại đột quỵ khác.

Đột quỵ xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn cản trở lưu lượng máu đến não, hoặc mạch máu não bị rò rỉ hoặc vỡ gây xuất huyết não.

1. Nguyên nhân gây đột quỵ trong giấc ngủ

Đột quỵ trong giấc ngủ (còn gọi là đột quỵ khi thức dậy).

Đột quỵ trong giấc ngủ (còn gọi là đột quỵ khi thức dậy).

Đột quỵ trong giấc ngủ xảy ra khi bạn đi ngủ với trạng thái khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ và thức dậy với các triệu chứng đột quỵ.

Khi một người bị đột quỵ trong giấc ngủ, rất khó để biết chính xác cơn đột quỵ xảy ra từ lúc nào - chỉ biết rằng nó đã ập đến trong giấc ngủ.

Thống kê cho thấy, khoảng 20% các cơn đột quỵ thiếu máu não cấp tính là đột quỵ trong giấc ngủ, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về nguyên nhân gây ra đột quỵ trong giấc ngủ.

Một bài báo khoa học từ năm 2017 đã xem xét các nghiên cứu hiện có về nguyên nhân, sự phát triển và các đặc điểm lâm sàng của đột quỵ trong giấc ngủ.

Các tác giả đúc kết 2 yếu tố có thể góp phần vào nguy cơ bị đột quỵ trong giấc ngủ:

  • Thời gian trong ngày: Nguy cơ bị đột quỵ cao hơn vào thời gian đầu ngày mới, đặc biệt là trong khoảng từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
  • Tình trạng sức khỏe: Các tình trạng như rung nhĩngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ trong giấc ngủ.

Ngoài các yếu tố nguy cơ này, đột quỵ trong giấc ngủ có vẻ không khác biệt về mặt lâm sàng so với đột quỵ xảy ra khi người bệnh đang thức.

Tuy nhiên, vì đột quỵ khi ngủ xảy ra trong khi ngủ nên người bệnh thường không thể nhanh chóng được trợ giúp y tế. Nếu không được điều trị kịp thời, cơn đột quỵ có thể tiếp tục gây tổn thương não và làm tăng nguy cơ tử vong.

Đột quỵ trong giấc ngủ có hiếm không?

Đột quỵ trong giấc ngủ không hiếm như bạn nghĩ. Thực tế, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đột quỵ trong giấc ngủ có thể chiếm tới hơn 1/4 các ca đột quỵ, thậm chí có thể nhiều hơn.

Một nghiên cứu từ 2019 đã khám phá mối quan hệ giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và đột quỵ trong giấc ngủ cũng như khi đang thức. Ở nghiên cứu này, đột quỵ trong giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 tổng số các ca đột quỵ.

Trong một nghiên cứu lớn hơn từ 2022, các nhà nghiên cứu đã phân tích tỷ lệ đột quỵ trong giấc ngủ và đột quỵ khởi phát không rõ ràng ở hơn 60.300 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 19% là đột quỵ trong giấc ngủ và 18,4% không có thời gian khởi phát rõ ràng.

 

2. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ trong giấc ngủ?

Khi ai đó bị đột quỵ trong giấc ngủ, các triệu chứng thần kinh của đột quỵ sẽ xuất hiện sau khi họ thức dậy. Một số triệu chứng tức thời có thể bao gồm:

  • Tê liệt, mất cảm giác một bên cơ thể, đặc biệt là ở cánh tay, chân hoặc mặt
  • Khó nói hoặc nói lắp
  • Khó hiểu lời nói của người khác
  • Lú lẫn hoặc mất phương hướng
  • Tối sầm mắt, mờ mắt hoặc nhìn đôi
  • Đi lại khó khăn hoặc mất thăng bằng
  • Đau đầu dữ dội và đột ngột
  • Buồn nôn, nôn hoặc chóng mặt
  • Co giật hoặc bất tỉnh

Một cách khác để nhận biết đột quỵ là dựa trên quy tắc F.A.S.T, là các chữ cái viết tắt giúp bạn dễ dàng ghi nhớ triệu chứng đột quỵ và ứng phó kịp thời, bao gồm:

Nhận biết đột quỵ là dựa trên quy tắc F.A.S.T

Nhận biết đột quỵ là dựa trên quy tắc F.A.S.T

  • F - Face (Khuôn mặt): Méo miệng. Biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.
  • A - Arms (Cánh tay): Yếu liệt tay chân. Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao.
  • S - Speech (Lời nói): Ngôn ngữ bất thường. Đề nghị bệnh nhân lặp lại một cụm từ đơn giản xem bệnh nhân có hiểu không, có lặp lại được không, giọng nói có bị đớ không.
  • T - Time (Thời gian): Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nêu trên đột ngột, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

>>> Xem thêm: Quy tắc F.A.S.T phát hiện và cấp cứu nhanh người bị đột quỵ ai cũng cần biết

3. Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ trong giấc ngủ?

Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ - như di truyền, tuổi tác và giới tính - nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, có một số cách mà bạn có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Một trong những cách quan trọng nhất là hạn chế các hành vi lối sống có hại, ví dụ như hút thuốc, uống nhiều bia rượu.

Một cách khác để giảm nguy cơ đột quỵ là điều trị thích hợp các tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, như tăng huyết áp, tăng cholesterol, bệnh tiểu đường và rung nhĩ.

Cuối cùng, bạn có thể hỗ trợ sức khỏe tim bằng cách vận động thường xuyên, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng và ngủ đủ giấc.

(Theo Healthline)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO