Thói quen ăn uống cùng lối sống là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người bị các bệnh (từ nhẹ tới nặng) về đường tiêu hóa. Tuy vậy, một số loại thực vật quanh nhà có thể giúp bạn trị dứt những triệu chứng này bằng cách pha với nước nóng. Bạn có biết đó là những loại nào không?
Cùng điểm mặt những loại trà hỗ trợ tiêu hóa rẻ tiền, dễ tìm nhé!
Những loại trà hỗ trợ tiêu hóa gồm:
1. Trà bạc hà
Bạc hà – một loại gia vị từ cây bạc hà, có hương vị tươi mát và có khả năng xoa dịu sự khó chịu ở bụngCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất menthol có trong bạc hà có khả năng cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa.
Dầu bạc hà đôi khi được sử dụng để điều trị Hội chứng ruột kích thích – một hội chứng sưng gây ảnh hưởng tới ruột già và có thể gây ra các cơn đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và nhiều hiện tượng khó chịu khác.
Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần trên 57 người có Hội chứng ruột kích thích đã chỉ ra rằng 75% số người dùng các viên uống bạc hà 2 lần/ngày cải thiện được các triệu chứng, so với 38% người không.
Do đó, việc uống trà bạc hà cũng sẽ mang lại những giá trị tương tự với người bị Hội chứng ruột kích thích.
Để pha loại trà này, dùng 7-10 lá bạc hà tươi hoặc 1 túi trà bạc hà nhũng vào 1 cốc nước sôi 250ml trong khoảng 10 phút trước khi dùng.
2. Trà gừng
Gừng là một loại gia vị cay được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Các hoạt chất của gừng như gingerols, shogaols có tác dụng thúc đẩy các con cơ thắt dạ dày. Vì thế, gia vị cay này có tác dụng với những cơn buồn nôn, khó chịu, đầy hơi, chướng bụng hoặc không tiêu hóa được.
Một nghiên cứu quy mô lớn chỉ ra rằng mỗi ngày dùng 1,5gr gừng sẽ giảm hiện tượng nôn ói do mang thai, do điều trị hóa chất và say xe.
Một nghiên cứu khác trên 11 bệnh nhân bị khó tiêu chỉ ra rằng mỗi ngày dùng 1,2gr gừng sẽ giúp giảm thời gian tiêu hóa xuống còn 4 phút so với những người không.
Từ đó thấy rằng, việc uống trà gừng rất có tác dụng với những cơn buồn nôn, khó chịu, đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
Để pha một cốc nước gừng, đun dôi 2 thìa (28gr) củ gừng thái lát trong 2 cốc nước (500ml_ trong thời gian từ 10-20 phút trước khi lọc và uống. Bạn cũng có thể nhúng một gói trà gừng đóng gói vào 1 cốc nước 250 ml sau vài phút rồi dùng.
3. Trà đen
Trà đen được thu hoạch từ cây trà Camellia sinensis. Trà đen có tác dụng hỗ trợ hoạt động của một số hoạt chất như thearubugins - cải thiện tình trạng khó tiêu hóa, và theaflavins – hoạt động như một hoạt chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các vết loét dạ dày.
Một nghiên cứu trên chuột có vết loét dạ dày chỉ ra rằng chỉ sau 3 ngày điều trị bằng trà đen và theaflavins, 78- 81% vết loét đã được lành bằng cách ức chế các hoạt chống viêm sưng.
Một nghiên cứu khác trên chuột cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ trà đen giúp cái thiện tình trạng khó tiêu và đầy hơi do uống thuốc.
Để pha trà đen, hãy nhúng một túi trà đen vào 1 cốc nước sôi 250 ml trong 5-10 phút trước khi uống.
4. Trà rễ thục quỳ
Rễ thục quỳ tới từ cây có hoa có tên khoa học là Althaea officinalis. Chất polysaccharides từ rễ cây thục quỳ có tác dụng thúc đẩy sự sản sinh của các tế bào sinh sản ra chất ngầy nằm trong đường tiêu hóa.
Ngoài ra, những chất oxy hóa có trong rễ thục quỳ còn giúp làm giảm nồng độ của chất histamine – một hợp chất sản sinh ra khi có hiện tượng viêm sưng, từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vết loét, đặc biệt là các vết loét dạ dày. Để pha trà rễ thục quỳ, cho 14gr (1 thìa) rễ thục quỳ khô vào 250ml nước sôi. Đợi trong vòng 5-10 phút trước khi lọc nước và uống.
5. Trà hòe
Cây hòe được coi là một loại thảo dược. Nó chứa một loại hóa chất có tên sennosides. Chất này có tác dụng phân hủy các chất trong đại tràng và giúp các cơ hoạt động nhuần nhuyễn, thúc đẩy quá trình co thắt và nhu động ruột.Các nghiên cứu đã sĩ ra rằng cây hòe có tác dụng nhuận tràng rất tốt cho người lớn và trẻ em.Một nghiên cứu thực hiện trên 60 bệnh nhân ung thư, 80% trong số đó đang dùng thuốc dòng opiods gây ra hiện tượng táo bón, thì thấy rằng 60% những người dùng thêm sennoside từ 5-12 ngày sẽ có nhu động ruột trong hơn nửa số ngày dùng thuốc.
Vì vậy, nếu bạn bị táo bón, hãy uống trà hòe.
Trà hòe có thể pha bằng cách cho 1 thìa 4gr lá hòe khô vào 1 cốc nước sôi 250 lm, để 5-10 phút trước khi uống.
6. Trà bồ công anh
Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng chiết xuất từ bồ công anh có chứa các hợp chất giúp tăng cường quá trình tiêu hóa bằng cách thúc đẩy co bóp và di chuyển thức ăn từ dạ dày tới ruột non.
Một nghiên cứu trên chuột phát hiện thấy rằng chiết xuất từ bồ công anh có thể giúp chống lại các vết loét và làm giảm sự sản sinh axit dạ dày.
Để pha trà bồ công anh, cho 2 cốc hoa bồ công anh và 4 cốc nước vào một cái chảo, đổ nước vào và đun sôi. Để ngâm trong 5-10 phút rồi lọc và uống.
7. Trà thì là
Nhiều nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng cây thì là có tác dụng ngăn chặn các vết loét dạ dày. Khả năng này được cho là nhờ cây có chứa các hợp chất chống oxy hóa, giúp ngăn cản sự phát triển của vết loét.Cây thì là còn có tác dụng làm dịu triệu chứng táo bón và thúc đẩy nhu động ruột. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa nắm được nguyên nhân vì sao thì là lại có thể coi là thuốc nhuận tràng được.
Trong một nghiên cứu trên 86 người già bị táo bón, người ta phát hiện ra những người uống trà có chứa thì là vào mỗi ngày trong 28 ngày sẽ có nhiều nhu động ruột hơn những người không.
Để pha trà thì là, cho 1 thìa hạt thì là vào 250 ml nước sôi. Để yên trong vòng 5-10 phút trước khi đổ vào một dụng cụ lọc và uống nước.
Mỗi khi có triệu chứng khó chịu với đường tiêu hóa, hãy áp dụng một trong những loại trà này để chữa bạn nhé!