Sáp thơm: Nhiễm độc hệ thần kinh, giảm chức năng phổi…
Không ít người thích sử dụng các loại sáp làm thơm để đặt trong phòng khách, nhà vệ sinh hoặc trong xe ô tô để khử mùi hôi, cho có mùi hương hấp dẫn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng các sản phẩm này đều có chứa chất aldehyde, acetone, cetol, limonene, este... Đây là những chất có thể giúp sáp có mùi thơm dễ chịu nhưng nếu ngửi nhiều dễ gây nhiễm độc hệ thần kinh, rối loạn nội tiết, khó thở, viêm đường hô hấp...
Chưa kể, cảnh báo báo từ Viện Khoa học và Sức khỏe Môi trường Mỹ còn cho biết, thường xuyên tiếp xúc với sáp thơm sẽ làm giảm 4% chức năng phổi.
Hương nhang thơm: Nhiễm độc gan, phổi, ung thư
Nhang thường có mùi thơm của hoa nhài, hoa hồng, hương quế… rất dễ chịu. Tuy nhiên, những chất tạo mùi giá rẻ được tẩm vào nhang lại cực kỳ độc hại. Khi ngửi nhiều, sẽ thấy khó thở, buồn nôn, đầu óc quay cuồng, ngửi thường xuyên sẽ gây nhiễm độc gan, phổi.
Một số nghiên cứu còn cho thấy, trong khó hương có chứa các loại khí như: Carbon monoxide (CO), Carbon dioxide (CO2), Nitơ dioxide (NO2), Sunfua dioxide (SO2), benzene và hợp chất hydrocacbon… khi hít phải những khí này sẽ gây chóng mặt, đau đầu, suy nhược và buồn nôn.
Nếu thường xuyên ở trong môi trường có nhiều hương khói sẽ gây ra bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, phá hủy tế bào, gây dị sản, loạn sản, và có thể dấn đến ung thư hoặc thậm chí là mất mạng…
Giấy vệ sinh có mùi thơm: Gây ung thư cổ tử cung
Giấy vệ sinh có mùi thơm được nhiều gia đình sử dụng, thế nhưng loại giấy này có sử dụng chất tạo mùi cực độc. Không những gây hại cho sức khỏe mà còn có thể gây dị ứng, thậm chí ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, các sản phẩm khác như: khăn giấy thơm, bột giặt, nước xả, nước rửa tay, mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da, kem chống nắng, chất tẩy rửa, lau bếp, lau sàn, lau nhà vệ sinh, xịt phòng, khử mùi ô tô… đều có chứa chất hóa học gây hại này.
Nến thơm: Gây viêm xoang, tổn thương hệ thần kinh
Nến thơm được sử dụng phổ biến, nhưng thực chất lại cực kỳ độc hại. Lý do là vì các nến thơm thường là do bấc lõi chì ở nến, nhất là loại nến có xuất xứ không rõ ràng, ngoài ra nhiều người còn bị ảnh hưởng do hương liệu từ nến thơm.
Nếu thường xuyên sử dụng, hít phải nến thơm có thể gây viêm xoang, nghẹt mũi, ngứa họng, đau đầu, đau mắt, gây choáng ngợp, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, sử dụng nến thơm còn gây ảnh hưởng cho mẹ bầu…
Hương thơm từ sách vở: Dễ nhiễm độc nguy hiểm
Nhiều mẹ khi mua sách vở, đồ dùng học tập cho con thường chọn loại có mùi thơm vì cho rằng đó là hàng xịn, hàng tốt. Tuy nhiên, theo cảnh báo từ Viện Công nghệ Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), những thứ này thường sử dụng các loại hóa chất tạo mùi công nghiệp, có nồng độ độc hại cao do không đăng ký chất lượng, ngửi nhiều cơ thể dễ nhiễm độc.
Nếu các bé thường xuyên hít có thể gây chóng mặt, buồn nôn, ngộ độc thần kinh...
Một số sản phẩm chặn giấy có nhiều màu sắc, mùi thơm chứa một số kim loại nặng bao gồm chì, asen, Cd (cadmium), benzen với hàm lượng khá cao. Mà theo cảnh báo từ các nhà nghiên cứu, khi nuốt phải chất Cd - độc hại sẽ tương tự thủy ngân, asen và chì vào cơ thể với hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc cấp tính, thậm chí mất mạng.
Băng phiến thơm: Ảnh hưởng hô hấp, đột tử ở trẻ sơ sinh
Nhiều gia đình dùng băng phiến để đuổi chuột, đuổi gián... tuy nhiên sản phẩm này cực kỳ độc hại:
- Ảnh hưởng đến đường hô hấp: Theo các chuyên gia, tác động đầu tiên của băng phiến là ảnh hưởng đến đường hô hấp. Các mùi hương càng thơm, càng nồng có thể là tác nhân gây kích thích, phát triển cơn hen.
- Đột tử ở trẻ sơ sinh: Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh mối liên hệ của hóa chất thơm của băng phiến với tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh trong chứng co thắt đường thở do dị ứng.
- Thành phần chủ yếu trong băng phiến là long não, chất này rất độc, nếu hít phải sẽ gây ảnh hưởng hệ thần kinh…
- Gây ung thư: Cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế đã xếp băng phiến vào nhóm có khả năng gây ung thư cho con người ở mức độ thấp.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 6 thứ có mùi thơm người Việt hay để trong nhà, trong xe nhưng cực kỳ độc hại, gây ung thư tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].