1. Nếu không thể là người đầu tiên, hãy là người cuối cùng
Mẹo tâm lý này gọi là "recency effect" (tác động tức thì).
Ai cũng biết trong một cuộc nói chuyện, người nghe thường nhớ những từ cuối cùng tốt hơn toàn bộ đoạn hội thoại. Đó chính là recency effect.
Nhưng hiệu ứng này không chỉ có tác dụng trong những cuộc hội thoại. Ví dụ bạn có buổi phỏng vấn việc làm hết sức quan trọng và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ, bạn sẽ có lợi thế hơn nếu cố gắng là người được phỏng vấn sớm nhất hoặc muộn nhất.
Khi đó bạn sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn, họ sẽ nhớ đến bạn hơn và có khả năng nhận bạn hơn. Tất nhiên điều kiện cần là bạn phải xuất sắc như các ứng viên khác.
2. Nếu muốn trở thành ai đó, hãy mô phỏng hành động của họ
Nếu bạn muốn giống ai đó, hãy bắt chước hành vi, cử chỉ của họ, từ đó bạn sẽ có đặc điểm tính cách giống với họ. Đây là hiệu ứng giả dược (placebo effect).
Về cơ bản hiệu ứng tâm lý này chính là khiến bản thân tin tưởng rằng mình có những đặc điểm đó, thì dần dần theo thời gian bạn sẽ thực sự có.
Điều quan trọng là bạn phải làm điều này một cách thường xuyên. Nếu chỉ một tháng một lần thì sẽ không thể có hiệu quả.
Tương tự với cảm xúc, bạn cũng có thể áp dụng hiệu ứng giả dược để có một trạng thái cảm xúc nào đó. Hãy làm một hành động nhất định tương ứng với cảm xúc này. Ví dụ, để khiến tâm trạng của mình tốt hơn, thì bạn hãy cười nhiều lên.
3. Bày tỏ niềm vui chân thành với người khác, họ cũng sẽ thấy vui khi gặp bạn
Nếu bạn chào đón ai đó bằng một nụ cười ấm áp, chân thành thì sớm muộn họ cũng sẽ có cảm giác tương tự với bạn.
Nếu bạn dùng cảm xúc tích cực để khiến người khác cảm nhận được là bạn rất vui khi gặp họ, thì họ cũng sẽ bắt đầu thấy vui khi gặp bạn và dần dần, thực sự yêu quý bạn.
4. Thảo luận vấn đề ở cấp độ 2
Tưởng tượng bạn đang có một ý tưởng trong cuộc họp và muốn được chấp nhận. Hãy cố gắng hướng cuộc thảo luận đi gián tiếp đến chi tiết của khi ý tưởng đó được chấp nhận.
Ví dụ nếu bạn muốn trồng cây trong khu phố, hãy hỏi loại cây nào là phù hợp.
Nếu bạn muốn xây sân chơi cho trẻ em, hãy thảo luận xem nên dùng chất liệu gì.
Như vậy có khả năng mọi người sẽ bắt đầu coi như ý tưởng đó đã được chấp thuận và dễ dàng chấp nhận ý tưởng của bạn hơn.
5. Đừng trì hoãn những việc bạn phải làm
Trì hoãn là thứ rất nguy hiểm vì những cái "để sau" thường sẽ biến thành "không bao giờ".
Có một mẹo đơn giản để chống lại sự lười biếng: ngay khi bạn nhớ đến nó, hãy làm luôn. Vì trong tiềm thức, chúng ta luôn cố gắng hoàn thành việc đó.
Hãy ép bản thân phải làm gì đó và bạn sẽ thấy biết ơn chính mình, dù cho bạn không hoàn thành nhưng ít nhất bạn đã làm gì đó, còn hơn là không làm gì cả.
6. Hiệu ứng chim mồi
Bạn cũng có thể áp dụng mẹo tâm lý này trong đời sống để đạt được những gì mình mong muốn.
Trong kinh doanh, sản phẩm có giá ít lời cho người mua nhất sẽ là "chim mồi". Ví dụ bạn có 2 sự lựa chọn: một cốc cà phê nhỏ giá 1 USD và một cốc lớn hơn giá 1,5 USD. Sự chênh lệch giữa hai cốc không đủ nhiều nên nhiều người sẽ chọn cốc nhỏ hơn, vì nó rẻ hơn.
Nhưng nếu có thêm một lựa chọn thứ ba, đó là một cốc cà phê lớn gấp đôi cốc thứ nhất, nhưng thay vì có giá 2 USD thì nó chỉ có giá là 1,75 USD. Lúc này sản phẩm có giá cao nhất dường như lại giúp người mua được lời nhất, và họ sẽ chọn mua nó.
Mẹo này cũng hữu ích khi bạn muốn nhờ ai đó giúp đỡ hay đưa ra ý tưởng nào đó trong cuộc họp.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 mẹo tâm lý có thể thao túng bất kỳ ai, bạn có thể đang là 'nạn nhân' của hiệu ứng số 6 tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].