6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường ai cũng nên biết, phát hiện sớm để tránh biến chứng

Phát hiện bệnh tiểu đường sớm sẽ giúp bạn có thể tránh các biến chứng sau này hoặc có khả năng ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn.

Bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại chính: tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường type 1 là một tình trạng tự miễn dịch, có nghĩa là cơ thể tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình. Hiện nay, do chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1, do đó vẫn chưa có cách để phòng ngừa bệnh này.

Bệnh tiểu đường type 2 là khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin không hoạt động bình thường. Tiểu đường type 2 thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và có thể bị ảnh hưởng bởi các lựa chọn lối sống cũng như các yếu tố khác.

Empty

Theo bác sĩ Neel Patel tại LloydsPharmacy Online Doctor, bệnh tiểu đường đôi khi không được phát hiện do một số triệu chứng bị bỏ qua.

Ông nói thêm: "Tốt nhất nên phát hiện bệnh tiểu đường sớm để có thể tránh các biến chứng sau này hoặc có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển".

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về mắt, tổn thương thần kinh, các vấn đề về miệng, cũng như tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

1. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường

Empty

Bác sĩ Patel liệt kê các triệu chứng bệnh tiểu đường cần chú ý:

  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Khát nước một cách bất thường.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Bị nấm, ngứa vùng kín.
  • Vết thương hở lâu lành hơn.

2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2?

Nhìn chung, những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn.

Bác sĩ Patel giải thích: "Những người có số đo vòng 2 không hợp lý và tích trữ quá nhiều mỡ quanh tuyến tụy và gan có thể có nguy cơ cao.

3. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Empty

Bệnh tiểu đường có thể rất nguy hiểm nếu không được điều trị.

Như đã đề cập trước đó, tiểu đường có thể dẫn tới các biến chứng như mất thị lực, bệnh lý bàn chân, đau tim, đột quỵ, bệnh thận, tổn thương thần kinh, bệnh nướu răng, ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục...

Bác sĩ Patel cho biết: Hầu hết các biến chứng đều tích tụ theo thời gian, nhưng những biến chứng khác có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp và kiểm soát được bệnh tiểu đường, bạn sẽ có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và bình thường".

4. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2?

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 là cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn bằng lối sống lành mạnh.

Bác sĩ Patel khuyên: "Một trong những yếu tố có thể giúp ích nhất là giảm cân. Bạn có thể giảm cân bằng cách tăng cường hoạt động thể chất và ăn các bữa ăn cân bằng, lành mạnh hơn. Nếu bạn có vòng eo từ 80 cm trở lên (với nữ) hoặc 94 cm trở lên (với nam), bạn có thể cân nhắc việc giảm cân để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

dau hieu benh

Hai thay đổi lối sống quan trọng khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 là bỏ hút thuốc và cắt giảm rượu bia. Hút thuốc và uống rượu bia quá mức đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Hút thuốc đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ biến chứng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2."

(Theo Express)

 

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính