Bị tiểu đường ăn cam có được không, ăn tối đa bao nhiêu để không gây hại?

Bị bệnh tiểu đường ăn cam có an toàn không, cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những người mắc bệnh tiểu đường phải theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu, mà chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến lượng đường này.

Thực tế, chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc là những cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu.

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng trái cây - bao gồm cả cam - có hại cho người mắc bệnh tiểu đường và không nên ăn.

Tuy nhiên, theo Healthline, cam có thể là một phần lành mạnh trong chế độ ăn uống tốt cho bệnh tiểu đường, tuy nhiên bạn có thể cần hạn chế lượng cam ăn mỗi ngày.

Bài viết này giải thích ảnh hưởng của việc ăn cam đến người mắc bệnh tiểu đường.

1. Lợi ích khi ăn cam với người bị tiểu đường

Empty

Cam giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Khi ăn ở mức độ vừa phải, cam hoàn toàn tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường.

1.1. Cam có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết (GI) đo lường mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu sau khi ăn.

Ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu.

Ngược lại, thực phẩm có GI cao, có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Ví dụ như trái cây sấy khô, ngũ cốc ăn sáng và bánh mì.

Vì cam có chỉ số GI thấp nên chúng khiến lượng đường trong máu của bạn tăng chậm, do đó cam có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, GI không phải là yếu tố duy nhất cần cân nhắc khi quản lý lượng đường trong máu. Phản ứng với lượng đường trong máu của cơ thể bạn cũng phụ thuộc vào việc kết hợp với các loại thực phẩm khác như chất béo hoặc protein lành mạnh.

1.2. Cam giàu chất xơ

Chất xơ là phần không tiêu hoá của thức ăn có nguồn gốc thực vật, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật.

Đặc biệt, thực phẩm giàu chất xơ có thể cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu.

Một quả cam cỡ trung bình có 4 gram chất xơ.

Khi xem xét 15 nghiên cứu lâm sàng ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, chất xơ làm giảm cả lượng đường trong máu lúc đói và huyết sắc tố A1C, một dấu hiệu điều chỉnh lượng đường trong máu.

Chất xơ làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn bằng cách trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và rút ngắn thời gian thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa của bạn.

1.3. Cam giàu vitamin và khoáng chất

Cam chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể cực kỳ có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Một quả cam cỡ trung bình chứa khoảng 91% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C cũng có chức năng như một chất chống oxy hóa, giúp chống lại stress oxy hóa trong cơ th.

Đáng chú ý, lượng đường trong máu tăng cao làm phát sinh stress oxy hóa, có thể gây tổn thương tế bào và bệnh tật. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể tăng nhu cầu về vitamin C để giúp đẩy lùi stress oxy hóa.

Một quả cam cỡ trung bình cũng cung cấp 12% nhu cầu folate hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy khoáng chất này có thể làm giảm mức insulin và cải thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu và các triệu chứng của bệnh về mắt do tiểu đường gây ra.

Insulin là một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu, còn kháng insulin là tình trạng cơ thể bạn ngừng phản ứng với insulin.

Một quả cam cũng cung cấp 6% nhu cầu kali hàng ngày. Mức kali thấp có thể dẫn đến kháng insulin.

1.4. Cam chứa chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa flavonoid có một số lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường, bao gồm chống viêm, chống stress oxy hóa và chống kháng insulin, cũng như tăng độ nhạy insulin.

Cam là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa flavonoid tự nhiên.

Cam ruột đỏ còn có chứa anthocyanin, một phân nhóm flavonoid phổ biến trong các loại trái cây và rau quả màu đỏ, tím hoặc xanh dương. Nghiên cứu cho thấy những hợp chất này có thể chống lại stress oxy hóa, bệnh tim và viêm.

2. Bị tiểu đường nên hay không nên ăn cam?

Empty

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn nên cố gắng ăn nhiều loại trái cây, trong đó có cam. 

Trái cây đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Cam nguyên chất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu và nên là lựa chọn đầu tiên của bạn thay vì nước ép trái cây.

3. Bị tiểu đường nên ăn bao nhiêu cam mỗi ngày?

Để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường, bạn nên hạn chế lượng carb nạp vào ở mức 50 - 60% tổng lượng calo nạp vào.

Ví dụ, đối với chế độ ăn 2.000 calo, nên bổ sung 1.000 - 1.200 calo từ carb hay 250 - 300 gram carb mỗi ngày.

Vì mỗi người có kích thước và mức độ hoạt động khác nhau nên không có một con số cụ thể về việc nên ăn bao nhiêu quả cam mỗi ngày.

Tuy nhiên, ăn vài khẩu phần cam mỗi ngày là an toàn, với một khẩu phần carb là 15 gram, tương ứng một quả cam cỡ trung bình (154 gram).

Lượng carb cần nạp vào trong mỗi bữa chính và bữa phụ thay đổi tùy theo kích thước và mức độ hoạt động của mỗi ngày.

Bạn nên lên kế hoạch ăn uống với cùng một lượng carb trong các bữa chính và bữa phụ để duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Để có kế hoạch bữa ăn đáp ứng nhu cầu cá nhân của bạn, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia về bệnh tiểu đường.

(Theo Healthline)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính