1. Nước chanh
Do có tính axit nên chanh có thể khiến tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản trầm trọng hơn.
Ngoài ra nước chanh có tính axit có thể gây hại men răng. Nha sĩ khuyên bạn nên dùng ống hút khi uống nước chanh và súc miệng với nước sau khi uống.
2. Trà
Hầu hết chúng ta đều biết rằng cà phê đen có thể làm răng bị ố vàng, nhưng trà cũng có thể gây tác động tương tự.
Do trà chứa nhiều tannin hơn cà phê nên nó có thể còn làm răng bị xỉn màu lâu hơn.
Uống một cốc nước ngay sau khi uống trà có thể giúp giảm răng ố vàng.
3. Hoa quả sấy khô
Nhiều người thay thế kẹo bằng hao quả sấy khô, nhưng thực phẩm này thực tế khá hại răng.
Các công ty thường sử dụng chất tạo màu thực phẩm để làm hoa quả sấy khô trông hấp dẫn hơn và chúng có thể làm ố vàng răng.
Hoa quả sấy khô cũng có thể làm giảm tiết nước bọt tự nhiên trong miệng.
Do nước bọt có tác dụng chống vi khuẩn nên điều này có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng hơn.
4. Thực phẩm ít calo
Hơn 80% số người tăng cân trở lại sau khi kết thúc chế độ ăn kiêng và các nhà khoa học tin rằng thực phẩm ít calo chính là thủ phạm.
Nếu bạn thường xuyên ăn ít calo hơn lượng cơ thể cần, điều này có thể làm quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại.
Do các chế độ ăn kiêng thường ít protein nên có thể ảnh hưởng mô cơ.
Thay vì giới hạn calo, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên ăn đủ protein và tập thêm các bài tập rèn luyện sức mạnh.
5. Bột protein
Dù protein rất cần thiết cho cơ bắp và sức mạnh cơ thể nhưng quan niệm tăng lượng protein nạp hàng ngày chỉ là dựa trên chiêu trò tiếp thị.
Nếu bạn vẫn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bạn sẽ nạp đủ protein từ bữa ăn.
Protein ở dạng bổ sung như bột protein có thể gây lợi nhiều hơn hại, ví dụ gây khó tiêu nếu bạn không dung nạp lactose.
Ngoài ra hiện nay chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng lâu dài của thực phẩm này.
(Theo Bright Side)