Các chuyên gia sức khỏe cũng đã kết luận rằng, một số loại thực phẩm hoặc đồ uống không thể phối hợp cùng với nhau vì chúng sẽ xảy ra phản ứng hóa học gây bất lợi với sức khỏe, tác động không tốt đến cơ thể. Dưới đây là danh sách các món ăn kỵ nhau mà bạn tránh kết hợp để không phải bị ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa.
1. Rau chân vịt và đậu nành
Có rất nhiều người thích ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng món ăn này được cảnh báo là sự kết hợp gây nguy hại cho dạ dày của bạn. Vì có lượng lớn axit oxalic trong rau chân vịt, khi vô tình tác dụng với đậu nành giàu chất canxi sẽ hình thành chất canxi oxalat - một chất kết tủa không tan trong dạ dày.
2. Đậu nành và hành lá
Đậu nành từ trước đến nay luôn được biết là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi hay protein có lợi cho cơ thể, ngược lại, hành lá chứa nhiều axit oxalic. Khi bạn kết hợp các món ăn kỵ nhau này, canxi trong đậu nành sẽ bị phân hủy bởi trong hành lá có chứa lượng lớn axit oxalic. Điều này làm quá trình cơ thể hấp thụ canxi suy giảm một cách đáng kể. Nếu bạn thờ ơ với vấn đề này, nó có thể khiến cho chất kết tủa không tan dần sản sinh trong dạ dày.
3. Thịt cua và trà
Vừa uống trà vừa ăn cua là một trong những lý do phổ biến gây ra các bệnh lý về tiêu hóa. Dịch vị trong dạ dày có thể bị pha loãng bởi trà. Trà còn chứa một lượng axit tannic tương đương như quả hồng. Dịch vị bị loãng không chỉ tác động đến quá trình đồng hóa của cơ thể mà còn hạn chế tác dụng diệt khuẩn của dạ dày đối với thức ăn.
4. Vitamin C và tôm
Có một lượng lớn asen trioxit (As2O5) chứa trong tôm. Do đó, việc ăn chung tôm với các món ăn giàu vitamin C có thể gây ra phản ứng hóa học nguy hiểm trong dạ dày và sản sinh hợp chất gây hại là arsenic trioxide. Vì vậy cần kiêng cử những thực phẩm ăn chung này để hạn chế biến chứng có thể gây ra cho sức khỏe và thậm chí tử vong.
5. Bia và hải sản
Bia và hải mang đến hương vị khá tuyệt. Tuy nhiên, hầu hết hải sản đều là thực phẩm có hàm lượng purine cao và bia cũng là loại đồ uống có hàm lượng purine cao nhất trong số các đồ uống có cồn.
Sau khi uống nhiều bia, ngoài việc khiến lipid trong máu tăng cao còn có thể làm tăng nhanh nồng độ axit uric trong máu. Khi ăn nhiều hải sản và uống bia, rượu sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ axit lactic do thức ăn tạo ra trong cơ thể và có thể gây ra các cơn gút cấp tính.
Nếu mức axit uric trong cơ thể vốn ở mức cao, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ việc tiêu thụ hải sản và nội tạng động vật. Tất nhiên, nếu chỉ số axit uric không cao hơn nhiều so với giá trị bình thường và không có đợt tấn công của bệnh gút thì vẫn có thể ăn các loại hải sản nhưng cũng không nên ăn quá thường xuyên, đặc biệt không nên uống cùng bia rượu.
V.LinhBạn đang xem bài viết 5 món không nên ăn cùng nhưng vẫn xuất hiện chung trong bữa cơm của nhiều gia đình tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].