Một tách cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn tỉnh táo và năng động suốt cả ngày và còn nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Cà phê đen rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Cà phê thậm chí còn có một hợp chất hóa học ngăn ngừa nhiều loại bệnh.
Uống cà phê hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư, các bệnh tim mạch, tiểu đường,...
Không chỉ vậy, uống cà phê đen còn làm tăng tốc quá trình giảm cân bằng cách thúc đẩy sự trao đổi chất.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một tách cà phê đen pha từ hạt cà phê xay chỉ có 2 calo.
Nếu cà phê được pha là từ hạt đã được khử caffein, lượng calo sẽ giảm xuống 0.
Bạn không nên thêm đường, sữa, siro,... vào cà phê nếu đang muốn giảm cân.
Dưới đây là 4 cách cà phê đen có thể giúp bạn giảm cân.
1. Kiểm soát cơn đói
Caffeine giúp kìm chế cơn đói và giữ cho bạn tràn đầy năng lượng suốt cả ngày. Caffeine giúp chống lại các hormone gây đói peptide YY, giúp kiểm soát cơn đói của bạn.
2. Axit chlorogenic
Axit chlorogenic trong cà phê giúp đẩy nhanh quá trình giảm cân. Axit chlorogenic có tác dụng làm chậm quá trình sản xuất glucose trong cơ thể và còn là chất chống oxy hóa có tác dụng hữu hiệu trong việc kháng khuẩn và kháng viêm.
3. Caffeine
Caffeine trong cà phê làm tăng hoạt động trao đổi chất và tăng mức năng lượng giúp đốt cháy calo nhiều hơn. Caffeine cũng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol và tốt cho tim mạch của bạn.
4. Giảm lượng nước trong cơ thể
Lượng nước dư thừa tích trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân.
Uống cà phê đen giúp giảm lượng nước thừa trong cơ thể vì đồ uống này có tác dụng lợi tiểu, làm bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn.
Đi vệ sinh thường xuyên giúp giảm cân bằng cách giảm lượng nước.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 4 lợi ích tuyệt vời của cà phê đen đối với giảm cân đã được khoa học chứng minh tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].