1. Tầm bóp
Quả tầm bóp là một trong những thực phẩm đắt đỏ được người Nhật săn lùng.
Tại Việt Nam, tầm bóp là cây mọc dại, quả tầm bóp được trẻ em dùng để chơi đồ hàng. Loại quả này có hình như lồng đèn, bên ngoài có lớp bọc mỏng, phía trong là quả tròn nhỏ như cà pháo.
Cây tầm bóp mọc ở khắp mọi nơi. Phần ngọn tầm bóp được dùng để chế biến một số món ăn nhưng quả tầm bóp thì bị vứt đi rất phí.
Ở Việt Nam là vậy nhưng tại Nhật, quả tầm bóp lại là thần dược được bán với giá khá đắt đỏ.
Người Nhật sử dụng loại quả này để làm thuốc hoặc ăn kiêng. Từng có thời điểm, quả tầm bóp ở Nhật được bán với giá 700 nghìn đồng/kg.
2. Càng cua
Với những người ở miền Nam thì rau càng cua khá phổ biến. Ngoài sử dụng chế biến món ăn như nộm, nấu canh thì tại các miền quê, rau càng cua còn dùng như 1 loại thức ăn của gia súc.
Rau càng cua ngoài chợ cũng bán với giá rẻ như cho vì thế không mấy ai biết được giá trị khủng của loại rau này tại nước ngoài.
Ở các quốc gia châu Âu, rau càng cua rất được yêu thích bởi nó có nhiều công dụng với sức khỏe.
Tại Philippines, rau càng cua là "thần dược" chữa mụn nhọt, lở loét. Người Trung Quốc còn dùng nước ép của loại rau này để trị bệnh viêm kết mạc.
Những năm gần đây, rau càng cua ở Việt Nam cũng bắt đầu tăng giá, hiện tại giá 1 cân rau càng cua dao động khoảng 70 - 100 nghìn đồng/kg.
3. Rau sam
Rau sam là loại rau mọc dại có trong vườn của nhiều gia đình. Loại cây này có vị hơi chua, tuy mát nhưng cũng ít được sử dụng trong nấu nướng mà chủ yếu làm thức ăn cho gia súc.
Ở Việt Nam rau sam cho không ai lấy nhưng tại nhiều nước châu Âu nhất là ở Hà Lan và Pháp người ta cực kỳ chuộng loại rau này. Người Trung Quốc thậm chí còn gọi rau sam là rau trường thọ.
Theo nghiên cứu, trong rau sam rất giàu axit béo omega-3 cùng khoảng chất thiết yếu như magie, canxi, sắt, kali...
Thanh HươngBạn đang xem bài viết 3 loại cây mọc dại, ở Việt Nam giá rẻ như cho nhưng lại là 'thần dược' đắt đỏ ở nước ngoài tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].