1. Tê chân, tê tay
Khi ngủ thường xuyên xuất hiện tình trạng tê tay, tê chân không rõ nguyên do thì bạn cần cẩn trọng nhất là người lớn tuổi bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị nhồi máu não.
Theo các chuyên gia, bàn chân, bàn tay nằm ở vị trí cuối cùng của chuỗi tuần hoàn máu trong cơ thể, vì thế hoạt động của máu thường yếu hơn. Khi cơ thể bị tắc nghẽn mạch máu thì quá trình tuần hoàn máu ở 2 bộ phận này bị ảnh hưởng lớn, gây tê chân, tê tay.
Tình trạng tê chân, tê tay khi ngủ kéo dài cần phải đi khám ngay để lâu khiến bệnh nặng hơn và dễ gây rối loạn vận động, liệt nửa người...
2. Tê đầu lưỡi
Một số người có dấu hiệu tê lưỡi, nói ngọng, chảy nước dãi một bên trong khi ngủ cũng là dấu hiệu của nhồi máu não.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do mô não không được cung cấp đủ máu làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Lúc này, dây thần kinh đảm nhận nhiệm vụ điều khiển lưỡi cùng ngôn ngữ bị tác động nghiêm trọng.
3. Mặt tê cứng
Có thể bạn chưa biết, khi lượng máu cung cấp cho não bộ không đủ sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh điều khiển khuôn mặt.
Do bề mặt cơ không được kiểm soát nên dễ dẫn đến tình trạng vẹo miệng, tê bì mặt, dù được điều trị nhưng vẫn xuất hiện những di chứng.
Nhồi máu não là căn bệnh dễ mắc ở mọi đối tượng đặc biệt là người cao tuổi. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh khiến nồng độ lipid trong máu cao tăng áp lực tuần hoàn máu gây xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu và nhồi máu não.
Do đó, để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống, hạn chế nạp cholesterol, chất béo, giảm các thực phẩm nhiều đường, tinh bột. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ và tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
Thanh HươngBạn đang xem bài viết 3 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ nhồi máu não, chớ chủ quan tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].