Sự mong đợi thường chuyển thành lo lắng khi họ phát hiện ra bọn trẻ cùng lứa tuổi với con mình bắt đầu nói, trong khi con mình vẫn chưa bi bô được tiếng nào.
Theo các bác sĩ nhi khoa, đa phần bọn trẻ bắt đầu nói chậm hơn các bạn sẽ bắt kịp tốc độ chung vào một vài năm sau đó. Điều quan trọng là, bạn cần hiểu rõ mốc thời gian liên quan đến khả năng ngôn ngữ của con.
Ngoài ra, đây là những lý do dẫn đến việc chậm nói của con.
1. Chậm phát triển nói chung
Khi con bạn đạt tất cả hoặc một số mốc phát triển chậm hơn các bạn cùng lứa, có thể con cũng chậm nói.
Thực tế đáng mừng nhất của tình trạng này là: bé chỉ chậm nói tạm thời. Khoảng một vài năm sau, trẻ sẽ tăng tốc và bắt kịp một cách hoàn hảo cả về việc phát âm cũng như vốn ngôn ngữ.
2. Chậm nói do bị tự kỷ
Chậm nói là một trong nhiều triệu chứng của bệnh tự kỷ.
Do đó, nếu bạn đã nhận ra con bị chứng tự kỷ, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần và các giải pháp để hỗ trợ khi con bị chậm nói.
3. Kém phối hợp (chậm phát triển)
Đây là tình trạng trẻ không thể phát ra âm thanh có nghĩa.
Do đó, nếu bạn thấy con phát ra những âm thanh hoàn toàn vô nghĩa khi bé đã 18 tháng tuổi, hãy xem xét vấn đề nghiêm túc và nhanh chóng đưa trẻ đi khám.
4. Trẻ ngại nói
Ở tình huống này, bạn sẽ thấy con rất năng động và thích giao tiếp.
Tuy nhiên, bé dường như cố gắng để tránh phải nói càng nhiều càng tốt và bù đắp sự ‘kiệm lời’ của mình bằng cách ra dấu hiệu.
Đây cũng là tình huống mà bạn cần đưa bé đi khám tại phòng khám nhi.
5. Trẻ nghe nhiều ngôn ngữ
Những đứa trẻ nghe nhiều ngôn ngữ ngay tại nhà có thể dẫn đến tình trạng bị phân vân.
Đó là bởi bé phải tiếp cận với một lượng từ vựng nhiều hơn những đứa trẻ chỉ nghe một ngôn ngữ.
Điểm tích cực ở đây là những đứa trẻ ‘đa ngôn ngữ’ này chẳng cần có sự can thiệp về y học. Bé sẽ nhanh chóng bắt kịp các bạn cùng tuổi rất sớm!
6. Bị điếc sau khi đã bắt đầu tập nói
Một số trẻ bị mất thính giác sau khi bé bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên.
Dấu hiệu của tình trạng này là phát âm của bé sẽ hơi ngọng đi, khả năng ngôn ngữ phát triển chậm lại đáng kể.
Trong tình huống này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
7. Có vấn đề về biểu đạt
Trẻ vẫn có thể nghe, suy nghĩ, hiểu các câu nói của cha mẹ một cách rõ ràng. Chỉ số cảm xúc của bé cũng tốt, bé có thể làm tất cả những việc được yêu cầu như các bạn cùng tuổi.
Điều duy nhất bất thường là bé không thể biểu đạt bằng ngôn ngữ những vấn đề cơ bản.
Đây có thể là hậu quả của một tổn thương (về thể chất hoặc tinh thần) mà bé đã trải qua. Trường hợp này cha mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
8. Năng lực trí tuệ thấp
Bạn có thể nhận thấy con mình hơi chậm hơn các bạn cùng tuổi.
Bé vẫn có thể bắt kịp các bạn, nếu như cha mẹ tin tưởng vào con mình, tạo điều kiện về không gian cũng như thời gian để bé có thể phát triển.
9. Bại não
Như chúng ta đều biết, bại não là nguyên nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong việc kiểm soát co thắt của lưỡi, điều này sẽ cản trở sự phối hợp âm thanh của cơ thể.
Nếu bạn nghi ngờ rằng con của bạn mắc phải vấn đề này, đây có thể là nguyên nhân gây ra sự chậm chậm nói của con.
10. Cha mẹ không khuyến khích
Một nguyên nhân có thể gây chậm nói có thể là thực tế con quý vị không được khuyến khích nói chuyện.
Hãy đảm bảo rằng bạn dành nhiều thời gian với con mình và khuyến khích bé nói những lời đầu tiên. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những kết quả mà sự khích lệ mang lại cho cuộc sống của bé.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết 10 nguyên nhân hàng đầu gây chứng chậm nói ở trẻ tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].