Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Khẩu trang nào có thể chống bụi mịn tốt nhất và an toàn cho sức khỏe?

Ô nhiễm không khí ở mức báo động, nhất là bụi mình khiến nhiều người hoang mang. Dưới đây là các loại khẩu trang chống bụi, bụi mịn tốt nhất và an toàn nhất cho sức khoẻ theo tư vấn của chuyên gia.

  Các loại khẩu trang thông thường không thể chống lại các hạt bụi min siêu nhỏ

Các loại khẩu trang thông thường không thể chống lại các hạt bụi min siêu nhỏ

Ô nhiễm không khí: Khẩu trang y tế không ngăn được bụi mịn

Bác sĩ Nguyễn Phượng Hoàng, Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Phổi Hà Nội cho biết, với chất lượng không khí kém như hiện nay, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, người dân nên hạn chế ra ngoài, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em, người già và những người mắc bệnh về hô hấp.

Nếu có việc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang có chức năng lọc khí để tránh khói, bụi. Khi đi ra ngoài về, nên rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý.

Các loại khẩu trang cotton hoạt tính, khẩu trang y tế đang sử dụng nhiều hiện nay chỉ có tác dụng ngăn bụi thô kích thước lớn, không thể ngăn bụi mịn dưới 2,5 micromet, loại bụi mà mắt thường không thể nhìn thấy và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Giải thích rõ hơn về vấn đề này, bác sĩ Hoàng chia sẻ, các loại khẩu trang khẩu trang cotton hoạt tính, khẩu trang y tế chỉ được làm từ sợi vải dệt đơn thuần, khoảng cách sợi vải lớn, vì thế bụi mịn vẫn có thể dễ dàng lọt qua.

Những loại khẩu trang đạt tiêu chuẩn của Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH), có ký hiệu N95, N99 hoặc đạt tiêu chuẩn chuẩn châu Âu có ký hiệu FFP2, nếu dùng đúng cách có thể lọc được 85- 99% hạt bụi có kích thước chỉ 0,3 micromet, ngăn được cả vi khuẩn, virus. Những loại khẩu trang này thường được bán với giá phổ biến 70.000 - 100.000 đồng/chiếc.

Bác sĩ Nguyễn Phượng Hoàng thông tin: “Tôi đã thực hiện thử nghiệm với khẩu trang N95 và FFP2 và cho thấy sản phẩm lọc bụi mịn rất tốt. Loại khẩu trang này  thường có 3 lớp, trong đó lớp thứ 2 là lớp quan trọng nhất, chỉ khi được đạt tiêu chuẩn châu Âu hoặc cơ quan NIOSH chứng nhận đủ tiêu chuẩn thì sản phẩm mới được đưa ra thị trường.

Khẩu trang ngăn được bụi mịn

Còn về khẩu trang N99 (lọc được 99% bụi mịn, vi khuẩn, virus), mặt hàng này lọc bụi tốt hơn loại N95 nhưng có nhược điểm là hơi bí khiến người dùng khó thở.

Nguyên tắc khi sử dụng khẩu trang chống bụi, vi khuẩn, virus là không được giặt, nếu bẩn thì loại bỏ và dùng cái khác. Vì nếu đem khẩu trang chống bụi, vi khuẩn đi giặt sẽ làm phá vỡ cấu trúc màng lọc của khẩu trang, khi đó khẩu trang không còn chức năng lọc”.

Để đảm bảo an toàn, tránh tiền mất tật mang, người dân nên mua khẩu trang chống bụi ở những cơ sở vật tư y tế có thương hiệu, uy tín. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có hóa đơn nhập khẩu từ chính hẵng. Sản phẩm phải có ký hiệu N95 hay N99 hoặc FFP2; chữ in phải sắc nét, không bị mờ, nhòe…

Khi mua khẩu trang nên chọn sản phẩm ôm khít mặt để cản được bụi tốt nhất, không dùng khẩu trang quá bí vì sẽ gây khó chịu và nên thay khẩu trang sau 10 - 15 ngày sử dụng trong điều kiện khẩu trang được cất tại nơi thoáng mát.

Cũng liên quan đến việc chọn lựa khẩu trang chống bụi an toàn, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM thông tin, Đại học Thammasat, Thái Lan đưa ra khuyến cáo về lựa chọn khẩu trang như sau:

  Một số cách kết hợp khẩu trang y tế và khẩu trang thường để ngăn bụi mịn

Một số cách kết hợp khẩu trang y tế và khẩu trang thường để ngăn bụi mịn

1. N95 hiểu nôm na con số 95 là số bụi được lọc sạch. Theo nghiên cứu thì N95 có khả năng lọc tới 99.59% số bụi. Tuy nhiên, gia thành loại khẩu trang này đắt và không phải nơi nào, người dân nào cũng có điều kiện sử dụng.

2. Khẩu trang y tế - 66.37% - chỉ lọc 2/3 bụi và phần lớn dân số đang dùng loại này.

3. Sử dụng 2 khẩu trang y tế đem lại hiệu quả cao hơn, với 89.75% bụi được lọc

4. Sử dụng 1 khẩu trang y tế kèm theo 1 lớp khăn giấy bên trong khẩu trang, cách làm này đem lại hiệu quả lọc ngang ngửa N95 với 98.05% được lọc.

5. Sử dụng khẩu trang y tế, kèm với lớp khăn giấy lại đem lại hiệu quả chống bụi thấp hơn, kết quả chỉ như dùng 1 khẩu trang y tế. Nguyên nhân là do 2 lớp khăn giấy quá dày, khiến các mép của khẩu trang không sát với da, vì thế, dòng không khí nhiều và bụi vẫn lọt qua được.

Bác sĩ Sang khuyên, nếu có điều kiện nên sử dụng loại khẩu trang chống bụi để bảo vệ đường hô hấp, hạn chế bụi, vi khuẩn tấn công. Nếu không có điều kiện mua khẩu trang chống bụi với giá thành cao, có thể dùng 2 khẩu trang y tế thay thế hoặc dùng khẩu trang y tế kèm một lớp khăn giấy bên trong khẩu trang khi đi ra đường để bảo vệ cơ thể trước tình trạng ô nhiễm môi trường.

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính