Vi khuẩn tụ cầu càng nguy hiểm thế nào?
Vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus Aureus) gây nhiều bệnh, đặc biệt là mùa nắng nóng. Một số bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Những thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng nhất là trứng, thịt gia súc, gia cầm (gà), cá ngừ, salad, khoai tây, các loại bánh nướng có kem và các sản phẩm từ sữa...
Thời gian ủ bệnh khi ăn phải thức ăn có tụ cầu vàng rất ngắn, khoảng từ 1- 6 giờ, trung bình là 3 giờ. Tụ cầu vàng không gây ra dịch, nhưng vẫn thường xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm cho nhiều người.
Những bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra gồm:
- Ngộ độc thực phẩm: Vi khuẩn tụ cầu vàng thường xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản không đảm bảo vệ sinh. Ở nhiệt độ sôi trong 15 phút vi khuẩn tụ cầu vàng bị tiêu diệt, nhưng độc tố của vi khuẩn không bị phân hủy, nên người ăn phải thực phẩm nhiễm tụ cầu vàng (dù đã được nấu chín) vẫn bị ngộ độc.
- Nhiễm khuẩn da: Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể sống ký sinh trên da và niêm mạc, sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông. Sau đó, chúng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn kèm mủ, với triệu chứng khởi phát là sự xuất hiện của mụn nhọt, chốc lở và các ổ áp xe trên da.
- Nhiễm khuẩn huyết: Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây nhiễm khuẩn máu - một tình trạng nhiễm trùng nặng. Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể đi tới các cơ quan nội tạng và gây ra các ổ áp xe tại đây, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể còn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương...
Nguyên tắc chế biến thực phẩm để tránh nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng
Co 10 nguyên tắc vàng để chế biến thực phẩm an toàn gồm:
- Chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn;
- Thực hiện “ăn chín uống sôi”. Ngâm kỹ rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng;
- Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín;
- Che đậy bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín;
- Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng;
- Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín;
- Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ ô nhiễm khác;
- Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh;
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn;
- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn trong chế biến thực phẩm.
An AnBạn đang xem bài viết Vi khuẩn tụ cầu vàng gây ngộ độc thực phẩm cho hơn 70 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nguy hiểm thế nào? tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].