Tương tác trực tuyến “Đột quỵ và những tai biến thường gặp”

Đang tương tác trực tuyến dưới hình thức livestream với chủ đề “Đột quỵ và những tai biến thường gặp” với sự tham gia của 2 khách mời TS. BS Nguyễn Thị Thu Thủy – Trưởng khoa Khám bệnh, BV Tim Hà Nội và TS. BS Vũ Khánh Vân – Nguyên Chủ nhiệm khoa A9, Viện Y học cổ truyền Quân đội.

Khán giả tương tác với bác sĩ qua video call

Khán giả tương tác với bác sĩ qua video call

Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 sau ung thư và tim mạch. Đây cũng là căn bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề nhất.

Mùa đông năm nay được đánh giá là khá khắc nghiệt, nhiệt độ giảm sâu đã làm gia tăng lượng bệnh nhân bị đột quỵ.

Thống kê của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho thấy, số ca cấp cứu do đột quỵ ngày càng nhiều, nhất là thời điểm tiết trời rét đậm.

Chỉ tính riêng trong tháng 1/2018, Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội đã tiến hành cấp cứu cho khoảng 160 trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ.

Đáng chú ý, quá trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa cho thấy, thời gian gần đây, không chỉ bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mà bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ cũng rất nhiều, nhất là độ tuổi trên dưới 40 tuổi.

“Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, khi nhiệt độ chênh lệch khoảng 5 độ trong ngày thì sẽ làm gia tăng khoảng 6% nguy cơ tai biến”- bác sĩ Ths.BS Tạ Xuân Trường - Phó trưởng Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Nông Nghiệp cho biết.

Hơn nữa, di chứng ở độ tuổi trẻ nặng nề hơn nhiều so với người già, nhiều bệnh nhân còn bị tử vong do không biết cách phòng tránh, xử lý khi gặp các dấu hiệu tai biến.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ hóa đột quỵ một phần do sự chủ quan và thiếu hiểu biết đầy đủ về căn nguyên của bệnh cũng như những thói quen sai lầm trong sinh hoạt và chăm sóc của người bệnh...

Trước thực trạng đó, việc cần có một chương trình bổ sung kiến thức về căn bệnh này là hết sức cần thiết.  Vào lúc 16h chiều nay, ngày 6/2/2018, tạp chí Gia Đình Mới phối hợp công ty IGV Group chuyên về kỹ thuật, giải pháp công nghệ truyền hình tương tác tổ chức chương trình Tương tác trực tuyến “Đột quỵ và những tai biến thường gặp” nhằm đề cập tới những vấn đề liên quan tới bệnh.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến, các vị khách mời là các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm sẽ thông tin và giải đáp cho độc giả theo dõi chương trình  về các nguyên nhân gây ra tai biến đột quỵ, cách phòng ngừa. Đặc biệt, các chuyên gia sẽ chia sẻ cách chăm sóc bệnh nhân bị tai biến cho những người  có thân nhân  bị đột quỵ ...

chay chu

Tham gia buổi tọa đàm có: TS. BS Nguyễn Thị Thu Thủy –  Trưởng khoa Khám bệnh, BV Tim Hà Nội và TS. BS Vũ Khánh Vân – Nguyên Chủ nhiệm khoa A9, Viện Y học cổ truyền Quân đội.

Đơn vị tài trợ là nhãn hàng Ngưu Hoàng Thanh tâm liquid sẽ có một số phần quà dành cho những người có câu hỏi sớm nhất và tương tác hay với chương trình.

Đây là một loại hình tư vấn tương tác trực tuyến đa nền tảng trên Gia Đình Mới và hệ thống mạng xã hội.

Độc giả có thể đặt câu hỏi và giao lưu trực tiếp với bác sĩ của chương trình qua video call:

- Skype: +84 8888 08 388

- Zalo:   +84 8888 08 388

Hoặc đặt câu hỏi qua event: https://www.facebook.com/events/1458241340951477/

 

MC: Thưa bác sĩ bệnh đột quỵ là gì? Dấu hiệu bệnh là gì?

BS Thủy: Thực trạng bệnh bị đột quỵ tại Việt Nam gia tăng chóng mặt, nhất là những ngày mùa đông lạnh. Số lượng bệnh nhân tăng nhanh, gấp đôi và gấp 3 so với những ngày thường. Nhiều người bị đột tử vì đột quỵ, chính vì vậy việc phòng ngừa và điều trị sớm là rất quan trọng.

MC: Thưa bác sĩ những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh TBMMN hay còn gọi là bệnh đột quỵ là gì, tại sao?

BS Thủy: Đột qụy xảy ra do 2 cơ chế, mạch máu bị tắc và mạch máu bị vỡ dẫn đến não không được nuôi dưỡng. Tế bào não chỉ sinh ra một lần trong đời nên tế bào não bị chết đi sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, ngôn ngữ của người bệnh.

MC: Dấu hiệu để nhận biết đột qụy là gì, thưa bác sĩ ?
BS Thủy: Có 3 cấp độ đánh giá mức độ nặng nhẹ để nhận biết đột quỵ. 

Cấp độ nhẹ là có những cơn tai biến thoáng qua như nhức đầu, choáng, đau nửa đầu…  Khi có dấu hiệu này bệnh nhân vẫn cần thăm khám để phát hiện sớm.
Mức độ vừa là bệnh nhân không nói được, không vận động được. Lúc này bác sĩ cần thăm khám để phát hiện đúng.
Mức độ nặng là bệnh nhân bị hôn mê sâu, buộc phải đưa đến bệnh viện ngay.

MC: Những nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến đột quỵ thưa bác sĩ?

BS Thủy: Đột quỵ là hậu quả của nhiều bệnh lý tim mạch như: Tăng huyết áp, mỡ máu cao, hẹp mạch vành… Có yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được và yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được. Ví như nhóm nguy cơ không thay đổi là: tuổi tác, gia đình, chủng tộc…
Để phòng bệnh cần thay đổi những yếu tố nguy cơ: bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động…

MC: Người bệnh đột quỵ có bị ảnh hưởng đến tim mạch hay không?
BS Thủy: Bệnh đột quỵ là một trong những nhóm của bệnh lý tim mạch. 70% người bị đột quỵ có các bệnh lý về tim mạch.

Vì vậy, bệnh nhân bị đột quỵ thường phải thăm khám tim mạch để được xác định đúng các yếu tố gây bệnh, các bệnh lý tiềm ẩn.
Thời tiết giá rét như hiện nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh đột quỵ, huyết áp tăng đột biến so với mùa hè khoảng 5mmHg, mạch máu bị co hẹp dẫn đến dễ mắc bệnh. Nhiều người cho rằng hút thuốc ấm người, nhưng điều đó làm tăng nguy cơ bị bệnh.

thuy

MC: Thưa bác sĩ có phải nam giới bị đột quỵ nhiều hơn nữ giới?
BS Thủy: Nam giới thường hút thuốc lá nhiều hơn, uống rượu nhiều hơn và chủ quan khi giữ ấm cơ thể nên thường bị đột qụy nhiều hơn nữ giới.

Do đó, cần có biện pháp giữ ấm cơ thể trong mùa đông, thay đổi lối sống như không uống rượu, không hút thuốc, kiểm soát huyết áp… để phòng ngừa bệnh tốt hơn.

MC: Dân gian hay gọi đột quỵ là trúng phong, phải không thưa bác sĩ?
BS Vân: Dân gian ta hay có quan niệm hôn mê, liệt nửa người, méo miệng… gọi là trúng phong. Y học cổ truyền có cách gọi chung như vậy. Ngoài ra, thuật ngữ chẩn đoán đột quỵ cũng mới chỉ xuất hiện gần đây.

Tóm lại, gọi trúng phong với đột quỵ là chưa hoàn toàn đúng. Theo Hải Thượng Lãn Ông, trúng phong do ngoại phong hoặc nội phong. Tuy nhiên, ngoại phong ít khi xảy ra mà chủ yếu là nội phong. Và nội phong xảy ra khi sự phân biệt do kinh mạch, lạc mạch không đủ nên tà khí xâm phạm vào cơ thể.

Ngoài ra, có nhiều quan điểm cho rằng nội phong xảy ra khi huyết theo khí lệch lên trên, tâm hỏa vượng, do tì, đàm. Tì, đàm là khi tì vị tiêu hóa không tốt gây ra đàm, hoặc tì vị không chuyển hóa hết những chất vào cơ thể gọi là đàm.

MC: Bác sĩ nghĩ sao, hiện nay nhiều người có quan niệm uống rượu cho ấm người, đốt lửa để ấm người… Những quan niệm đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc gây ra đột quỵ?.
BS Vân: Đốt lửa, uống rượu là thay đổi đột ngột nhiệt độ nên đáp ứng co giãn mạch kém, nhất là người xơ vữa động mạch, cao huyết áp, co giãn mạch không như bình thường.

Theo đông y, thời tiết lạnh, hàn thì ngưng, hàn là tà khí nên lưu thông khí huyết kém, hàm xâm nhập khiến khí huyết lưu thông kém.

MC: Thưa bác sĩ, nữ giới ở độ tuổi nào có nguy cơ đột quỵ cao nhất?

BS Vân: đột quỵ không chừa bất cứ ai và tuổi nào những theo y học cổ truyền, phụ nữ phải chửa đẻ nên huyết thì bất tốc, khí thì có hư. Nghĩa là huyết không đầy đủ, khí lại luôn vượng lên, vì vậy, phụ nữ dễ bực dọc. Về đông y, can vượng tâm hư, người tiền mãn kinh rất dễ gặp testosteron kém đi nên dễ tích mỡ, béo bụng nên mỡ máu cao, cao huyết áp.

Hoặc phụ nữ quá lo cho gia đình, ít lo cho mình nên khi kiểm tra dễ nhiều bệnh. Hoặc tiền sử dùng thuốc tránh thai – đây là yếu tố nguyên nhân gia tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh dễ gặp đột quỵ hơn.

Empty

MC: Tại sao lại có xu hướng trẻ hóa đột quỵ?

BS Vân: Người trẻ hay có quan điểm chủ quan mình khỏe mạnh nên không thể mắc bệnh. Hoặc hiện nay, người trẻ hay gặp các áp lực, căng thẳng công việc hay ngồi làm việc liên tục ở văn phòng nên thể lực kém đi. Họ ít nghĩ chuyện đề phòng, bảo vệ sức khỏe, hay uống bia rượu, hút thuốc lá. Họ thỏa hiệp với thức ăn nhanh, ăn thừa chất gây ra xơ vữa động mạch. Đó là yếu tố khiến các bạn trẻ dễ bị đột quỵ.

Khán giả Hưng Hoàng: Trẻ hóa độ tuổi bị đột quỵ, nguyên nhân là gì?
BS Thủy: Vấn đề sinh hoạt, giới trẻ có nhiều sai lầm, giới trẻ cứ nghĩ cuộc sống của mình còn dài, nhưng thực tế thói quen sống ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Tôi đã gặp nhiều người trẻ tuổi bị đột tử chỉ vì lối sống thiếu khoa học, ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý, mặc không đủ ấm trong mùa đông… Do vậy, thời gian sống còn dài hay không còn phụ thuộc vào lối sống của từng người.

Fb Trâm Anh Trần: Em bị méo miệng, có người nói do tai biến, có người nói do liệt dây thần kinh số 7. Vậy bệnh này thì nên khám ở đâu và điều trị ở đâu cho nhanh khỏi ạ. Xin cảm ơn bác sĩ!
BS Vân: Nếu méo miệng không liên quan đến tay chân, mắt không nhắm có thể bị liệt dây thần kinh 7 ngoại biên do lạnh. Nếu gần bệnh viện châm cứu thì nên đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám và điều trị.

Khán giả Phạm Anh Trần: Em bị méo miệng, có ngưởi bảo tai biến, có người bảo bị dây thần kinh số 7, nên khám ở đâu?
BS Thủy: Bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để khám tim mạch để được xác định xem có bị các bệnh lý về tim mạch hay không và điều trị cho đúng. Có thể điều trị theo Đông y nếu bị liệt dây thần kinh số 7.

van

FB Lương Thu Hiền: Gia đình có người bị tai biến, vậy tôi có nguy cơ bị tai biến hay không?
BS Vân: Tai biến do gien chưa được xác định nhưng yếu tố gia đình là có, khi cha mẹ, anh chị bị đột quỵ thì người đó có yếu tố nguy cơ cao.

Tuy nhiên, vẫn có thể phòng tránh được, qua kết quả kiểm tra sức khỏe, chúng ta có thể khống chế được các yếu tố nguy cơ. Chúng ta có lối sống lành mạnh, bảo vệ mạch máu tốt thì hạn chế được rất tốt.

MC: Bác sĩ cho biết cách chăm sóc cho người bị đột quỵ?
BS Thủy: Tôi rất thông cảm với hoàn cảnh các bạn đã chia sẻ. Tôi đã gặp nhiều trường hợp người nhà chia sẻ về những khó khăn khi chăm sóc người bệnh. Đột quỵ gây đột tử có thể gây đau đớn cho người thân nhưng một thời gian sẽ nguôi ngoai. Còn với những trường hợp biến chứng nặng có thể gây gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bệnh đột qụy không phải và không thể điều trị được, việc điều trị đúng, sớm sẽ giúp người bệnh chóng phục hồi và thực tế có nhiều người bệnh phục hồi được khả năng vận động.

Fb Thạch Thảo: Tai biến mạch máu não nên kiêng ăn gì?
BS Vân: Tôi đồng ý với bác sĩ Thuy Thủy tuy nhiên, tôi cũng bổ sung thêm, người đột quỵ tùy theo khả năng nuốt nên có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân nặng thường bị di chứng là rối loạn cơ vòng hoặc táo bón thì rau, hoa, củ quả nên ăn để đảm bảo dưỡng chất cũng như nhuận tràng. Chế độ dinh dưỡng lien quan đến việc chống lão hóa cũng rất tốt.

FB Dương Bình: Bệnh đột quỵ có chữa khỏi không thưa bác sĩ?

BS Vân: 10% mức độ đột quỵ nhẹ có thể phục hồi kịp thời nếu đưa đến cơ sở y tế sớm, ngoài ra còn liên quan đến sự tinh ý của người nhà trong việc vận chuyển, sơ cứu cho người bệnh.

FB Nguyễn Tú Anh: Nhà cháu có một người bị suy tim có tiền sử đột quỵ. Vậy thì cần chú ý những điều gì để giảm thiểu đột quỵ tái phát ạ ? Cháu cảm ơn ạ!
BS Vân: Đột quỵ có tái phát hay không thì không thể xác định, tuy nhiên, huyết áp cao và suy tim dễ dẫn tới tái phát đột quỵ rất cao. Vì vậy, cần theo đúng chỉ định bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ đó.

Khán giả Mỹ Hạnh: Đột quỵ có thể chữa khỏi không?
BS Thủy: Bệnh đột qụy có thể điều trị, cần phải đưa bệnh nhân đến sớm, nhất là thời điểm 6 tiếng đầu. Nếu để quá lâu thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn và dễ xảy ra biến chứng.
BS Vân: Mức độ di chứng còn phụ thuộc mức độ bệnh, thời gian bị bệnh, việc cấp cứu có đúng quy trình không. Nếu nhẹ có thể chữa khỏi được.

Empty

Khán giả Thảo Hồ: Bố tôi (50 tuổi) huyết áp là 180/90mmHg và đang dùng thuốc hạ huyết áp. Tôi nghe nói tăng huyết áp dễ dẫn tới đột quỵ não. Xin hỏi, bố tôi nên dùng thuốc gì để phòng ngừa bệnh?
BS Vân: Với trường hợp huyết áp cao như vậy, đặc biệt, thời tiết lạnh như thế này, tôi thấy rất lo lắng, không biết bố anh đã sử dụng thuốc, chỉ định của bác sĩ Tây y chưa. Vì chúng ta phải hạ huyết áp xuống dưới mức mục tiêu.

Chưa kể, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, từng đột quỵ thì huyết áp phải duy trì xuống dưới 130. Nếu chưa đi khám bác sĩ, thì bệnh nhân nên đi khám ngay để điều chỉnh huyết áp phù hợp.

BS Thủy: Anh cần đưa bác đến Bệnh viện Tim để được thăm khám sớm vì huyết áp của bác rất cao. Vào những thời điểm rét nếu không được giữ ấm vào đêm và sáng sớm sẽ dễ làm huyết áp tăng cao gây đột quỵ.

Hãy đặt thuốc huyết áp, máy đo huyết áp ở đầu giường để kiểm soát huyết áp tốt nhất.

Khán giả Vũ Khinh Phi Dương: Bà tôi bị tăng huyết áp. Ba tháng gần đây, bà tôi hay đau đầu dữ dội, đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị phình mạch máu não, có thể dẫn tới đột quỵ não. Sau đó, bà tôi đã phẫu thuật kẹp túi phình và uống thuốc hạ huyết hàng ngày. Hiện, bà tôi đã sinh hoạt như bình thường. Xin hỏi, giai đoạn này bà dùng thuốc gì để điều trị tốt nhất?
BS Vân: Với thông tin do độc giả chia sẻ, có thể thấy bệnh nhân đang được theo dõi bài bản rồi. Tuy nhiên, với bà, tuổi cao, người nhà nên đảm bảo nguyên tắc uống đúng, đủ, đều thuốc theo phác đồ bác sĩ, ngoài ra cũng cần tái khám định kì để bác sĩ kiểm soát tốt bệnh tật của bác sĩ. Ngoài ra, cần tạo tư tưởng thoải mái cho bệnh nhân, tránh áp lực gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

BS Thủy: Bà tuy đã dược điều trị phình mạch não, tuy nhiên không chỉ dừng ở đó mà cần được theo dõi tình trạng tim mạch, hệ thống mạch não. Cách tốt nhất là đưa bà đi thăm khám định kỳ để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp cho tình trạng hiện tại.

Khán giả Nguyễn Thùy Vi: Hiện nay có một số sản phẩm Đông Y trôi nổi không rõ nguồn gốc được mệnh danh là thần dược chữa bệnh đột quỵ như An Cung có đúng không thưa bác sỹ? Liệu dùng An Cung có tốt không ạ?
BS Thủy: Việc sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc như An Cung chữa đột quỵ tôi khẳng định là không có tác dụng về mặt điều trị và không thay thế được thuốc tây y. Tốt nhất là nên tham vấn ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc, sản phẩm để chữa bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

MC: Có nên sử dụng Ngưu hoàng Thanh Tâm dạng nước?
BS Vân: Sản phẩm này có thể dùng được cho những người bị liệt miệng, người phải ăn xông. Các thành phần thảo dược trong sản phẩm có tác dụng thanh nhiệt thải độc, chống phù não rất tốt. Sử dụng trong các trường hợp hỗ trợ điều trị cùng với thuốc Tây y ở dạng tắc mạch máu thì rất tốt.

Khán giả Thu Trang: Bệnh nhân đột quỵ thì sau bao lâu sẽ phục hồi?
BS Vân: Việc phục hồi hoàn toàn hay bao nhiêu % phụ thuộc nhiều yếu tố, tổn thương ra sao, vị trí nào… Với những trường hợp nhẹ có thể phục hồi nếu người bệnh chịu khó tập luyện, tuân thủ điều trị và người nhà cần chú ý đến việc chăm sóc người bệnh.
BS Thủy: Với một bệnh nhân bị đột quỵ cần kiên trì điều trị để có kết quả tốt nhất. Nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và phục hồi chức năng đầy đủ nhất.

Khán giả Thu Trang: Bố tôi đã từng bị méo miệng, bị đột quỵ, vậy giữa các lần đột quỵ có thời gian bao lâu?
BS Vân: Có biểu hiện thoáng qua thì phải báo ngay với gia đình và được chăm sóc y tế vì 7% có thể tai biến trong tuần. Đột quỵ có thể tái phát nên bố bạn cần hạn chế bia rượu để hạn chế tai biến xảy ra.
BS Thủy: Bệnh đột quỵ xảy ra đột ngột nên không thể đo lường giữa các lần đột quỵ. Việc điều trị bằng thuốc chỉ giúp được 50% còn 50% phụ thuộc lối sống.

Vậy nên việc thay đổi lối sống có tác dụng rất tốt để phòng ngừa các lần đột quỵ tiếp theo. Những lần đột quỵ sau thường nguy hiểm hơn lần trước. Do đó, việc phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống như giảm bia rượu, bỏ thuốc lá… đóng vai trò quan trọng để giảm tình trạng bệnh.

Thực hiện: Kim Ngân- Kim Thoa- Hồng Hải - Lý Lĩnh- Bảo Phượng

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính