Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trẻ mắc COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ, 98-99% điều trị tại nhà, chỉ 1-2% trẻ nhập viện và phác đồ điều trị COVID-19 cho trẻ cũng tương tự như người lớn.
Tuy nhiên, trẻ cũng có thể có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19. Do đó, phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng của trẻ nếu trẻ mắc bệnh:
- Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ như: Sốt, viêm đường hô hấp, tiếp xúc yếu tố nguy cơ...trẻ cần được kiểm tra ngay và tránh tiếp xúc với người khác trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm.
- Nếu trẻ mắc COVID-19: Trẻ có thể được điều trị tại nhà khi trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối, đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh. Phụ huynh có thể căn cứ vào các chỉ số sau để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.
+ Dấu hiệu bất thường cần báo nhân viên y tế của Trạm y tế, Trạm Y tế lưu động:
- Sốt >380 C
- Tức ngực
- Đau rát họng, ho
- Cảm giác khó thở
- Tiêu chảy
- SpO2 < 97%
- Trẻ mệt, không chịu chơi
- Ăn bú kém
+ Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu chuyển viện gồm:
- Thở nhanh theo tuổi
- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ ăn uống
- Cánh mũi phập phòng
- Tím tái môi, đầu chi
- Rút lõm lòng ngực
- SpO2 < 95%
Lưu ý thở nhanh theo tuổi: Trẻ 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút; Trẻ 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút; Trẻ > 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút
Khi trẻ đi học, phụ huynh cần phối hợp với nhà trường thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, thông báo cho nhà trường khi trẻ mắc bệnh COVID-19; hướng dẫn cho trẻ những biện pháp phòng chống lây nhiễm như vệ sinh tay đúng cách, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác, bỏ rác thải đúng nơi quy định…
Đồng thời, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường vi chất, nhắc nhở trẻ ngủ nghỉ đủ giấc, đúng giờ.
An AnBạn đang xem bài viết Trẻ nhỏ đi học trở lại, cha mẹ cần làm gì? tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].