Trẻ bị sốt xuất huyết cần kiêng kỵ điều gì, dấu hiệu nào phải đưa trẻ đến bệnh viện gấp?

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần theo dõi kỹ để không bỏ qua những triệu chứng bệnh trở nặng và đưa con đến bệnh viện kịp thời.

Theo hướng dẫn của BV Nhi đồng Thành phố, bất cứ trẻ nào có biểu hiện sốt trên 2 ngày cần đưa đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết không, được hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc tại nhà và hẹn tái khám thường xuyên.

Khi trẻ đã được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết, những dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến khám lại ngay:

  • Sốt cao không hạ mặc dù đã uống hạ sốt, hoặc co giật khi sốt cao.
  • Lừ đừ, li bì khó đánh thức
  • Đau bụng vùng bụng phải, đau ngày càng tăng.
  • Tiểu ít, nước tiểu sậm vàng.
  • Nôn và nhợn ói nhiều, ói ra thức ăn và nước uống nhiều, không thể ăn uống được
  • Tay chân lạnh, tím tái
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu kinh bất thường, nôn ra máu, tiêu ra phân đen hoặc máu
  Khi trẻ bị sốt xuất huyết có triệu chứng sốt cao, li bì, nôn nhiều... thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức. Ảnh minh họa

Khi trẻ bị sốt xuất huyết có triệu chứng sốt cao, li bì, nôn nhiều... thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức. Ảnh minh họa

Nếu trẻ không diễn tiến nặng, các trẻ sẽ có dấu hiệu hồi phục vào ngày thứ 6 kể từ ngày sốt đầu tiên. Trẻ tỉnh táo hơn, ăn uống ngon miệng hơn, thậm chí đòi ăn những món bình thường, nổi những mảng đỏ, ngứa ở chân tay (ban hồi phục). Các biểu hiện nặng của trẻ dần dần thuyên giảm.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ bị sốt xuất huyết cần kiêng kỵ những điều sau để bệnh không trở nặng:

  • Không nên cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ, đôi khi sẽ khiến trẻ chảy máu không cầm
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc mà không đi khám bệnh vì có thể bỏ sót các triệu chứng nặng của trẻ và khiến chủ quan.
  • Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ. Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng)
  • Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì nguy cơ sốc dịch truyền hoặc bỏ sót các triệu chứng nặng của bênh. 
An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính