Với giải đua F1 (Formula One’s) Vietnam Grand Prix lần thứ 4 ở châu Á được tổ chức tại Việt Nam được dự báo sẽ giúp ngành du lịch Việt Nam bùng nổ, khách du lịch dự báo sẽ tăng lên 30% và ngành công nghiệp này được mong đợi sẽ chiếm 10% tỷ trọng tăng trưởng GDP vào năm 2020.
Theo thông tin từ Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, công ty TNHH Việt Nam Grand Prix sẽ rót vốn ít nhất 1.000 tỷ đồng (tương đương 42,9 triệu đô la Mỹ) để đầu tư xây dựng và tổ chức giải đua xe Công thức 1 - F1 tại Việt Nam.
Hà Nội hiện có hơn 3.500 cơ sở lưu trú du lịch với gần 61.000 phòng, bao gồm 67 khách sạn từ 3 đến 5 sao (tổng cộng 10.000 phòng) và 7 căn hộ du lịch cao cấp (1.350 phòng).
Với sự đầu tư đáng kể để thu hút các sự kiện tầm cỡ quốc tế, sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn và các sự kiện quy mô toàn cầu sẽ được tổ chức tại Việt Nam nhờ vào cơ sở hạ tầng được nâng cao củng cố.
Trước những nỗ lực để thúc đẩy du lịch, nhu cầu cho nguồn nhân lực chất lượng của ngành khách sạn – nhà hàng cũng sẽ tăng lên.
Nhằm hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực du lịch và khách sạn – nhà hàng chất lượng cao, Trường Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng của Học Viện Phát Triển Quản Lý Singapore (MDIS) sẽ cung cấp chương trình lấy Chứng chỉ chuyên ngành trong lĩnh vực Điều hành Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng, song song với các khóa đào tạo về du lịch hiện tại từ Chứng chỉ dự bị Đại học Quốc tế đến Thạc sĩ Quản lý chuyên ngành Khách sạn, Tổ chức sự kiện và Du lịch.
Hợp tác với Đại học Sunderland, xếp thứ 10 tại Anh Quốc về đào tạo Khách sạn – Nhà hàng, Quản lý sự kiện và Du lịch, theo khảo sát của The Guardian 2020, Trường Du lịch và Khách sạn của MDIS sẽ cung cấp các khoá học từ Cử nhân đến Thạc sĩ về Quản lý Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực trong ngành này.
Bằng cấp sẽ được công nhận giống như những học viên theo học toàn thời gian tại khuôn viên chính của trường Đại học tại Anh Quốc.
Chứng chỉ chuyên ngành trong lĩnh vực Điều hành Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng cũng áp dụng phương pháp đào tạo kỹ năng cho tất cả mọi người ở mọi nhóm tuổi muốn thử sức trong ngành công nghiệp phát triển này.
Chương trình tập trung xây dựng nền tảng cơ bản và kiến thức điều hành trong Quản lý Du lịch và Khách sạn, bên cạnh tập trung phân tích các kỹ năng thực tiễn cốt yếu để thích ứng và thành công tại nơi làm việc.
Học viên sẽ phát triển toàn diện dựa trên thực tiễn tương tác trực tiếp với khách hàng và xử lý thông tin được đưa ra trước đó trong quá trình trao đổi thương mại cũng như các kỹ năng mềm cần thiết, điển hình là kỹ năng giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ cùng các kỹ năng thuyết trình thiết yếu khác.
Các lớp học bao gồm cộng đồng sinh viên đa dạng văn hoá, lấy sinh viên làm trung tâm, từ đó nâng cao kỹ năng xã hội, phân tích và sáng tạo của người học. Các khoá thực hành đào tạo áp dụng thực tiễn trên nhiều phương diện như bộ phận tiền sảnh, dịch vụ khách hàng, bộ phận dọn phòng, nhà hàng, ẩm thực và ăn uống nhằm phát triển tâm lý của sinh viên.
Với nền tảng kiến thức được trang bị vững chắc, học viên có thể nắm bắt cơ hội thăng tiến cao trong sự nghiệp tương lai.
Ông Isaac Joshua, Trưởng khoa Du lịch và Nhà hàng – Khách sạn thuộc trường MDIS chia sẻ: “Chứng chỉ chuyên ngành này là chương trình nền tảng toàn diện cho phép sinh viên tiếp cận vô vàn cơ hội trong ngành Du lịch và Khách sạn toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Để đào sâu kiến thức chuyên môn, sinh viên có thể tiếp tục lấy Chứng chỉ dự bị Đại học Quốc tế thuộc chuyên ngành Quản lý Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng, bằng Cao đẳng Quản lý Du Lịch, Khách sạn – Nhà hàng và Tổ chức sự kiện, bằng Cử nhân khoa học Danh dự trong Quản lý Du lịch Quốc tế và Khách sạn – Nhà hàng và cuối cùng là bằng Thạc sĩ khoa học Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng.
Những kỹ năng cốt lõi trong Quản lý Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của sinh viên trong môi trường làm việc quốc tế, đồng thời giúp sinh viên nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này”.
Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương (PATA). Năm 2018, Việt Nam đã chào đón 15,4 triệu du khách nước ngoài, tăng 20% so với năm 2017. Số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng gấp ba lần từ con số 5 triệu vào năm 2010.
Ngành du lịch Việt Nam cũng chào đón hơn 80 triệu du khách nội địa vào năm ngoái, thu về 620 nghìn tỷ (tương đương 26,66 tỷ đô la Mỹ) doanh thu. Tín hiệu khả quan này giúp Việt Nam trở thành điểm đến du lịch phát triển nhanh thứ tư trên thế giới, dựa trên một báo cáo mới từ Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc năm 2018 về sự tăng trưởng ấn tượng của du khách quốc tế trong những năm gần đây.
Việt Nam có kế hoạch chào đón 20 triệu du khách nước ngoài vào năm 2020, thu về 35 tỷ đô la Mỹ doanh thu du lịch và đóng góp 10% vào GDP của đất nước. Do đó, nhu cầu cho lực lượng lao động lành nghề trong ngành Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng đáng kể.
Nguồn lao động trong lĩnh vực này không chỉ cần kiến thức chuyên ngành trong thị trường Việt Nam, mà còn các kiến thức và kỹ năng thực tiễn khác để phục vụ thị trường du lịch toàn cầu.
Để biết thêm thông tin chi tiết về ngành Du lịch, Khách sạn – Nhà hàng và Quản lý sự kiện, xin vui lòng truy cập vào trang web: https://www.mdis.edu.sg/school-of-tourism-and-hospitality.
H,ThànhBạn đang xem bài viết Tổ chức Giải đua xe Công thức 1 mở rộng: Việt Nam sẽ là điểm đến du lịch mới tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].