Dưới đây là thông tin về mức lương của một số lãnh đạo các nước sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Ví dụ lương của Donald Trump một năm còn ít hơn cả lương bạn kiếm được 1 tháng.
Donald Trump, Tổng thống Mỹ
Mức lương: 1 USD/ năm
Lương Tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm, tuy nhiên khi tranh cử ông Trump từng tuyên bố không nhận đồng lương nào nếu đắc cử vào Nhà Trắng, và chỉ nhận 1 USD/ năm cho đúng luật.
“Điều đầu tiên tôi sẽ làm là nói với các bạn rằng nếu tôi đắc cử tổng thống, tôi sẽ không nhận lương. Đó không phải là vấn đề lớn đối với tôi”, ông Trump nói trước đám đông ủng hộ.
Gia tài của Tổng thống Mỹ hiện tại là 3,1 tỷ USD nên ông không cần nhận lương.
Lịch sử Mỹ đã ghi nhận trường hợp từ chối nhận lương của hai tổng thống khác là cựu Tổng thống John F. Kennedy và Herbert Hoover. Cả hai nhà lãnh đạo này đều quyên tặng toàn bộ tiền lương từ chức vụ tổng thống cho các hoạt động từ thiện.
Trong khi đó, mức lương thấp nhất ở Mỹ là 1.160 USD/ tháng.
Petro Poroshenko, Tổng thống Ukraine
Mức lương: 12.220 USD/ năm
Theo tạp chí Forbes, ông Petro Poroshenko là người giàu thứ 6 ở Ukraine với tổng giá trị tài sản trị giá 1,3 tỷ USD.
Mức lương thấp nhất ở Ukraine là 133 USD/ tháng.
Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc
Mức lương: 20.500 USD/ năm
Ông Tập Cận Bình nhận lương khiêm tốn ở mức 20.593 USD/ năm (khoảng 40 triệu đồng/tháng).
Ông nhận mức lương này từ năm 2015 khi mức lương được điều chỉnh tăng 62%.
Mức lương tháng thấp nhất ở Trung Quốc là khoảng 150 đến 300 USD, tùy theo quy định mỗi tỉnh thành.
Sauli Niinistö, Tổng thống Phần Lan
Mức lương: 146.700 USD/ năm
Mức lương tối thiểu ở Phần Lan không bị luật giới hạn, nhưng theo một số nguồn thì xấp xỉ 2.000 USD/ tháng.
Vladimir Putin, Tổng thống Nga
Mức lương: 151.000 USD/ năm
Mức lương tối thiểu ở Nga là 140 USD/ tháng.
Theresa May, Thủ tướng Vương quốc Anh
Mức lương: 198.500 USD/ năm
Thủ tướng Anh là tín đồ của giày. Bà có một bộ sưu tập giày khổng lồ, mỗi đôi được giữ trong hộp trong suốt để không mất thời gian cho bà tìm kiếm đôi giày mình cần.
Mức lương tối thiểu ở Anh là 1.569 USD/ tháng.
Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp
Mức lương: 211.500 USD/ năm
Trước khi theo sự nghiệp chính trị, ông Macron rất thành công trong lĩnh vực ngân hàng. Ông còn được đặt biệt danh là "Mozart giới Tài chính". Hoa hồng mà ông nhận được hàng năm lên đến hơn 1 triệu USD.
Mức lương tháng thấp nhất ở Pháp là 1.758 USD.
Jimmy Morales, Tổng thống Guatemala
Mức lương: 232.000 USD/ năm
Cựu diễn viên và danh hài Jimmy Morales là Tổng thống Guatemala. Ông nhận lương 232.000 USD mỗi năm và là lãnh đạo được trả lương cao nhất trong những người đồng cấp ở các nước Mỹ Latinh.
Sau khi trở thành Tổng thống, ông thực hiện lời hứa khi tranh cử là tặng 60% lương làm từ thiện.
Mức lương tối thiểu ở Guatemala là xấp xỉ 200 USD/ tháng.
Angela Merkel, Thủ tướng Đức
Mức lương: 263.000 USD/ năm
Bà từ chối sống trong nhà công vụ và thay vào đó bà ở tòa nhà 5 tầng giữa trung tâm Berlin.
Mức lương tháng tối thiểu ở Đức là 1.780 USD.
Justin Trudeau, Thủ tướng Canada
Mức lương: 267.000 USD/ năm
Mức lương tối thiểu ở Canada tùy thuộc vào luật pháp từng tỉnh thành, nhưng trung bình là khoảng 1.400 USD/ tháng.
Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore
Mức lương: 2.200.000 USD/ năm
Lý Hiển Long là con cả của Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu. Ông Lý Hiển Long có mức lương cao nhất trong số các lãnh đạo thế giới hiện nay (2,2 triệu USD/ năm, tương đương hơn 50 tỷ đồng).
Điều đáng nói là mặc dù người dân Singapore cũng lên tiếng phản đối cho rằng mức lương của chính trị gia cao hơn so với quy mô quản lý nhà nước song chính phủ Singapore kiên quyết giữ vững lập trường khẳng định mức lương như vậy là cần thiết để đảm bảo cho chính phủ “hàng đầu” của Singapore giữ được hiệu quả thông suốt và không xảy ra tình trạng tham nhũng.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Tiết lộ mức lương lãnh đạo 11 nước trên thế giới: Thấp nhất 1 đô, cao nhất hơn 2 triệu đô tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].