Báo Điện tử Gia đình Mới

Tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo 2024?

Tỉa chân hương là một việc làm cần thiết trong việc thờ cúng tổ tiên, thần linh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo.

1. Cách tỉa chân hương chuẩn phong thủy

Cách tỉa chân hương chuẩn phong thủy

Cách tỉa chân hương chuẩn phong thủy

Theo quan niệm của người xưa, trước khi tỉa chân hương phải tắm rửa sạch sẽ, gọn gàng. Các bước tỉa chân hương như sau:

Bước 1: Thắp 3 nén hương, khấn xin gia thần và tiên tổ cho phép được rút tỉa chân hương, chờ hương cháy hết.

Bước 2: Bắt đầu tỉa chân hương bằng cách một tay giữ bát hương, một tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân hương. Để lại 3 chân hương trong bát hương. Chân hương rút ra ngoài để lên một tờ giấy hoặc một tấm vải sạch.

Bước 3: Dùng khăn sạch lau xung quanh bát hương. Có thể nhúng khăn làm ẩm để lau sạch hơn. Sau khi lau xong bát hương thì mới lau các đồ thờ khác. Có thể dùng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để lau bát hương và đồ thờ.

Bước 4: Mang chân hương đã rút hóa thành tro, rồi đổ ra gốc cây. Tuyệt đối không đổ tro này vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.

2. Một số lưu ý khi rút tỉa chân hương

Một số lưu ý khi rút tỉa chân hương

Một số lưu ý khi rút tỉa chân hương

  • Bát hương vốn đã được an vị, tốt nhất không dịch chuyển bát hương trong quá trình rút tỉa chân hương.
  • Nếu buộc phải dịch chuyển bát hương thì tiến hành khấn xê dịch, sau khi tỉa xong phải lau chùi bát hương và xin an vị lại bát hương.

Văn khấn tỉa chân hương số 1

Tín chủ tên là: ...

Cư ngụ tại địa chỉ: ...

Hôm nay ngày ... tháng ... năm ..., tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.

Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), hôm nay xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Văn khấn tỉa chân hương số 2

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là: ... Ngụ tại:...

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ... tại ... (địa chỉ nhà cụ thể).

Hôm nay là ngày..., con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) - để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ..., chấp thuận.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Sau khi 3 nén hương cháy hết, bạn mới được rút tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ.

3. Tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo 2024?

Tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo 2024?

Tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo 2024?

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương nên thực hiện sau khi đã hoàn thành lễ nghi cúng ông Công ông Táo. Công việc này yêu cầu phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối.

Chuyên gia phong thủy Linh Quang thì có quan điểm rằng đã là lễ bái cần phải sạch sẽ không chỉ ban thờ mà cả người. Vì vậy, nên bao sái bàn thờ và tỉa chân hương sạch sẽ trước khi cúng.

Còn TS.KTS Vũ Thế Khanh lại cho rằng, thực tế không có một tài liệu nào quy định cụ thể về việc nên bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương vào ngày nào để đón Tết. Khi nào thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm thanh tịnh thì nên lau dọn ngay, hoặc đặt lịch định kỳ bao nhiêu ngày sẽ lau một lần, không nhất thiết cứ phải chờ đến Tết mới dọn.

Như vậy, việc tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo là tùy theo quan niệm và điều kiện của mỗi gia đình. Tuy nhiên, để đảm bảo sự trang nghiêm của bàn thờ, gia chủ nên thực hiện việc bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương một cách sạch sẽ, cẩn thận.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo cũng như cách tỉa chân hương chuẩn phong tục để đón năm mới Giáp Thìn 2024.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Gia Hân/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO