Ông Công ông Táo 2024 vào ngày nào, thứ mấy?

Tết ông Công ông Táo 2024 rơi vào ngày nào, thứ mấy? Một số thông tin và lưu ý khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo 2024.

1. Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày nào, thứ mấy?

Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày nào?

Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày nào?

Theo quan niệm dân gian, ngày ông Công ông Táo là ngày Táo Quân lên chầu trời để báo cáo Ngọc Hoàng về những việc xảy ra trong gia đình trong năm qua.

Vì vậy, vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng tiễn Táo Quân về trời, cầu mong một năm mới bình an, may mắn, thịnh vượng.

Theo lịch âm, ngày ông Công ông Táo 2024 rơi vào ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch), tức thứ Sáu, ngày 2 tháng 2 năm 2024 dương lịch.

Ngày ông Công ông Táo 2024 rơi vào thứ Sáu, ngày 2 tháng 2 năm 2024 dương lịch.

Ngày ông Công ông Táo 2024 rơi vào thứ Sáu, ngày 2 tháng 2 năm 2024 dương lịch.

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?

Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, nhiều nơi có quan niệm lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Do đó, nhiều gia đình cúng trước ngày 23 để kịp giờ cho ông Táo về Thiên Đình.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lễ cúng ông Công ông Táo có thể tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.

Thời gian cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 đến ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?

Tùy thuộc vào phong tục và tập quán địa phương mà thời điểm thực hiện nghi lễ cũng có thể thay đổi.

  • Ở miền Bắc, người dân thường tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo khá sớm, không cần phải tuân theo ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, và muộn nhất là đến 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
  • Ở miền Trung, thời điểm cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào đêm 22 âm lịch, bắt đầu từ rạng sáng ngày 23 âm lịch.
  • Ở miền Nam, người dân thường tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo vào buổi tối, từ 20 giờ đến 23 giờ. Theo quan niệm của họ, sau khi gia đình đã hoàn tất bữa tối và không còn sử dụng bếp nấu nướng, thì mới là thời điểm phù hợp để tiễn ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Điều quan trọng là việc chuẩn bị mâm cỗ và tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo cần tỉ mỉ và thể hiện được tấm lòng thành, sự kính cẩn chứ không nhất thiết phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy.

3. Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo thường có:

  • 3 bộ mã (2 bộ đàn ông và 1 bộ đàn bà)
  • Hương, hoa, oản, quả, cau trầu
  • Mâm cỗ mặn với các món ăn truyền thống như: gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, món xào, giò hoặc chả, nem rán, rau củ luộc, canh miến...

Ngoài ra, người Việt thường chuẩn bị thêm 2 hoặc 3 con cá chép thả vào bát nước đem cúng cùng các đồ lễ khác.

Cá chép sau khi cúng xong sẽ đem thả ở ao, hồ, sông, suối với ý nghĩa phóng sinh để đưa ông Táo về chầu trời.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Gia Hân

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính