Báo Điện tử Gia đình Mới

Thương mại điện tử: Tăng trải nghiệm, tạo sức bật cho ngành dược liệu bán lẻ

Sàn thương mại điện tử với lợi thế bán hàng đa kênh cùng hệ thống quản lý sản phẩm và đơn hàng trên nhiều nền tảng trực tuyến hiện đang là phương thức tiêu thụ hàng hóa hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mở ra hướng đi mới bền vững cho dược liệu và các sản phẩm thảo dược.

Sản lượng tiêu thụ dược liệu tăng khi lên sàn thương mại điện tử

Công ty TNHH Thảo Dược Tuệ Tâm (Tuyên Quang) chuyên trồng, bảo tồn các cây dược liệu quý và sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ từ dược liệu theo công thức bài thuốc gia truyền của người Dao.

Bà Bàn Thị Liên, Giám đốc Công ty cho biết, hiện công ty có vùng trồng nguyên liệu tại: huyện Na Hang, huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang với diện tích 35ha. Vùng nguyên liệu trồng các loại dược liệu như cây Ba kích, cây Cát Sâm, cây  Thìa Canh, Cây đu đủ đực lấy hoa, cây Khôi Nhung, cây Diếp Cá , cây Rau Má…

Hiện công ty đã sản xuất ra nhiều sản phẩm từ dược liệu và đưa lên sàn Thương mại điện tử như Shopee, Ladaza… Qua đó, Công ty Thảo dược Tuệ Tâm đã được người dân cả nước biết đến với các sản phẩm chủ lực là Viên nang  Hà Thủ Ô, Bổ gan, Cao dạ dày, Cao tiểu đường…

 “Tiêu thụ sản phẩm qua sàn Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp giải quyết nhẹ nhàng vấn đề xây dựng đại lý, nhà phân phối, ký gửi, đội ngũ nhân viên. Đây là xu thế tất yếu giúp doanh nghiệp quảng bá và phân phối sản phẩm nhanh và hiệu quả nhất. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thảo dược từ sàn thương mại điện tử cũng tăng hơn nhiều so với hình thức bán hàng truyền thống” – bà Liên chia sẻ.

Bà Bàn Thị Liên (ngoài cùng bên trái) tâm huyết trồng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ thảo dược.

Bà Bàn Thị Liên (ngoài cùng bên trái) tâm huyết trồng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ thảo dược.

Bà Liên cũng đành giá, gắn kết hệ thống truy xuất nguồn gốc dược liệu với sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua các sản phẩm từ dược liệu trực tuyến, biết được nguồn gốc của sản phẩm và đảm bảo tính chất lượng. Đồng thời, các nhà sản xuất và nhà cung cấp cũng có thể tiếp cận được một thị trường rộng lớn và xây dựng lòng tin với khách hàng.

Tại tỉnh Lào Cai, tính đến hết tháng 6/2023, có 25 sản phẩm dược liệu được chứng nhận OCOP đã được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử tỉnh Lào Cai (laocaitrade.vn). Đồng thời nhiều sản phẩm dược liệu cũng được quảng bá, bán hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada; Shopee…



Ông Hoàng Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND Lào Cai cho biết, trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc hỗ trợ bán hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hộ dân đa dạng hóa các kênh phân phối bán hàng, tối đa chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận.

Dược liệu Việt chưa tận dụng kênh thương mại điện tử

Sàn giao dịch thương mại điện tử là một nền tảng điện tử hoặc vật lý nơi các bên tham gia có thể mua bán hàng hóa, dịch vụ và tài sản tài chính. Nó cung cấp một môi trường an toàn và đáng tin cậy để giao dịch giữa các nhà cung cấp và người mua. Sàn giao dịch thương mại giúp tạo ra sự minh bạch và hiệu quả trong quá trình mua bán, đồng thời cung cấp thông tin và công cụ hỗ trợ để các bên tham gia có thể đưa ra quyết định thông minh. Nó cũng giúp tăng cường sự cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Sàn thương mại điện tử giúp tăng cường sự cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp dược liệu.

Sàn thương mại điện tử giúp tăng cường sự cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp dược liệu.

Để triển khai hệ thống này, chúng ta có thể sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ thông tin về nguồn gốc và lịch trình của các loại dược liệu từ khi chúng được thu hoạch đến khi được chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Blockchain sẽ giúp xác minh tính xác thực của thông tin và ngăn chặn sự gian lận. Các nhà cung cấp có thể đăng ký và cung cấp thông tin về nguồn gốc, chất lượng và quy trình sản xuất của sản phẩm của họ. Người tiêu dùng có thể tìm kiếm và mua các sản phẩm dược liệu an toàn và đáng tin cậy từ các nhà cung cấp được xác minh.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) đánh giá, với nguồn dược liệu đa dạng, phong phú, ngành sản xuất đang phát triển theo hướng bền vững Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế. Đặc biệt, đại diện Bộ Công thương cũng gợi ý doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dược liệu Việt Nam nghiên cứu các kênh thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới để tìm hướng xuất khẩu của mặt hàng này.

Để triển khai hệ thống này, chúng ta có thể sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ thông tin về nguồn gốc và lịch trình của các loại dược liệu từ khi chúng được thu hoạch đến khi được chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Blockchain sẽ giúp xác minh tính xác thực của thông tin và ngăn chặn sự gian lận. Các nhà cung cấp có thể đăng ký và cung cấp thông tin về nguồn gốc, chất lượng và quy trình sản xuất của sản phẩm của họ. Người tiêu dùng có thể tìm kiếm và mua các sản phẩm dược liệu an toàn và đáng tin cậy từ các nhà cung cấp được xác minh.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy dược liệu Việt chưa tận dụng được kênh thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm. Những nguyên nhân cơ bản như: Hạn chế hệ thống hạ tầng ở các địa phương để bảo đảm đồng bào có thể ứng dụng, tiếp cận các phần mềm công nghệ thông tin. Đặc biệt là chất lượng đội ngũ của cán bộ cơ sở để hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất kinh doanh.

Đưa dược liệu lên sàn thương mại điện tử cũng cần các tiêu chuẩn

Thương mại điện tử là một kênh rất tốt giúp doanh nghiệp dược quảng bá rộng rãi sản phẩm, thuận tiện cho khách hàn, có tác động tích cực đối với sự phát triển của ngành dược liệu, tuy nhiên, theo bà Bàn Thị Liên, để đưa dược liệu và các sản phẩm dược liệu lên sàn thương mại điện tử cũng cần các tiêu chuẩn.

Các sàn thương mại điện tử đều có yêu cầu rất cụ thể đối với các nhà cung cấp sản phẩm dược liệu hoặc sản phẩm có nguồn gốc dược liệu phải đáp ứng nếu muốn phân phối qua các sàn.

Đơn cử, nhà cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu phải đáp ứng chuẩn đóng gói theo yêu cầu của các sàn thương mại điện tử. Nếu nhà cung cấp không đóng gói theo chuẩn thì chắc chắn không đưa sản phẩm lên sàn được. Và đối với các sản phẩm đã lên sàn rồi thì cũng không phải hàng hóa nào cũng được bán trên livestream và các loại hình đặc thù khác của thương mại điện tử.

Ngoài ra, các sản phẩm này phải cũng phải tuân thủ quy định theo các pháp luật chuyên ngành của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải làm tốt khâu marketing, các yếu tố như chất lượng tốt, mẫu mã đẹp để tạo hấp dẫn đối với khách hàng. Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực ra lại gặp khó khăn đối với nhiều đơn vị nhỏ, đặc biệt là với đồng bào dân tộc miền núi khi chưa thành thạo sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, video, clip... 

 

Việt Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO