Đó là rau dền.
Rau dền là loại rau mùa hè phổ biến trong các bữa ăn của mọi gia đình. Rau dền đa dạng về chủng loại. Trong đó, phổ biến nhất là các loại như: rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai...
Rau dền đỏ: toàn bộ thân lá của loại rau dền này đều có màu đỏ tía, hàm lượng nước cao. Khi rau dền được nấu chín có nước màu đỏ tươi rất hấp dẫn và đẹp mắt. Loại rau dền này chứa phong phú các thành phần dinh dưỡng như: protein, glucid, vitamin và khoáng chất.
Rau dền cơm: với loại rau này thường có hoa ở ngọn. Phần lớn các ngọn non của cây, lá non, thân non đều có thể sử dụng để ăn được. Ngoài ra, những phần rễ, củ, thân cây có thể dùng là thuốc cổ truyền vì thành phần dinh dưỡng ở những vị trí này khá tốt cho hoạt động của cơ thể.
Rau dền gai: loại rau dền này thường mọc ở những nơi hoang dại hay vùng đất bị bỏ hoang. Với loại cây này có khẳ năng chịu hạn, chịu nước tốt đồng thời có khả năng nảy mầm cao trong điều kiện không hoàn toàn thuận lợi.
Ngoài tác dụng làm món ăn, các loại rau dền đều là những vị thuốc hay rất tốt cho sức khoẻ.
Rau dền có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt.
Rau dền có chứa nhiều Vitamin E, Kali, Magie, Photpho và chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ trong việc cung cấp sắt, giảm cholesterol, giúp kiểm soát huyết áp cao, ngăn ngừa ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa,...
Cải thiện dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt
Thành phần dinh dưỡng sắt của rau dền khá phong phú. Nó có vai trò gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Giảm mỡ xấu
Trong rau dền có chứa tocotrienols, một loại vitamin E có thể giúp làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Cholesterol là một loại chất béo không bão hòa, có mặt trong tất cả các tế bào của cơ thể và cũng được sản xuất bởi gan. Cholesterol có vai trò quan trọng trong cơ thể, tham gia vào việc tạo thành màng tế bào, sản xuất hormone steroid, vitamin D và các chất mỡ khác.
Tuy nhiên, nếu lượng cholesterol trong máu quá cao, đặc biệt là loại "xấu" (LDL cholesterol), nó có thể tạo ra sự tích tụ và lắng đọng trên thành động mạch, gây nên các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch và đột quỵ.
Giúp nhuận tràng:
Rau dền đỏ 1 nắm, nhặt sạch, rửa rồi luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm rất công hiệu hoặc có thể dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu nghiệm với các trường hợp táo bón.
Trị kiết lỵ do nóng
Rau dền đỏ 20g, lá mơ lông 20g, rau sam 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng 20g, ăn trong vài ngày là khỏi.
Phụ nữ sau sinh nóng trong, đại tiện không thông
Dền đỏ 50g, rửa sạch thái khúc, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo, 5 ngày một liệu trình.
Một số món ăn chế biến từ rau dền
-Canh rau dền: có thể sử dụng rau dền kết hợp nấu với tôm nõn để tạo thành một món ăn cho mùa hè giúp giải nhiệt, mát gan, đồng thời giảm được các triệu chứng của nhức đầu, chóng mặt. ..
-Rau dền đỏ xào tỏi: Đối với rau dền đỏ xào tỏi ngoài việc cung cấp chất xơ từ rau dền, còn bổ sung các thành phần dinh dưỡng đặc biệt từ tỏi làm cho món ăn trở nên bổ dưỡng và hấp dẫn.
-Canh củ dền: củ dền nấu với thịt tạo nên món ăn ngon, ngọt đồng thời có tác dụng bổ máu.
V.LinhBạn đang xem bài viết Loại rau đang vào mùa, vườn nhà nào cũng có, chợ bán rẻ bèo, không chỉ là thực phẩm ngon còn là 'thuốc quý', bổ máu, quét sạch mỡ xấu tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].