Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ và ngày Thất tịch mùng 7/7 âm lịch

Ngưu Lang Chức Nữ là sự tích gắn liền với ngày lễ Thất tịch mùng 7/7 âm lịch hàng năm. Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu về sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.

Ngưu Lang Chức Nữ còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu, là một câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Câu chuyện nổi lên từ thời nhà Hán qua lễ Thất tịch, và theo dòng chảy văn hóa câu chuyện này lan qua các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Do sự phổ biến và tính văn hóa cao, câu chuyện này trở thành một trong Tứ đại dân gian truyền thuyết của Trung Hoa, bên cạnh Bạch Xà truyện, Mạnh Khương Nữ và Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài.

Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam, ở Trung Quốc gọi là lễ Thất tịch.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam

Tranh Ngưu Lang Chức Nữ thời nhà Nguyễn (1897) do Giám thủ thư lại Lê Đức Trạch thực hiện.

Tranh Ngưu Lang Chức Nữ thời nhà Nguyễn (1897) do Giám thủ thư lại Lê Đức Trạch thực hiện.

Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư.

Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên gia ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào Thất tịch - ngày 7 tháng 7 âm lịch.

Truyền thuyết 1 ngày trên trời bằng 1 năm dưới đất, nên thực tế ở trên trời ngày nào Ngưu Lang và Chức Nữ cũng gặp nhau.

Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.

su-tich-nguu-lang-chuc-nu-01

Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau.

Các phường thợ mộc ở trần thế được mời lên trời để xây cầu.

Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong.

Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều.

Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh.

Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu.

Chức Nữ và Ngưu Lang, tranh vẽ của họa sĩ Nhật Bản Tsukioka Yoshitoshi, thế kỷ XIX.

Chức Nữ và Ngưu Lang, tranh vẽ của họa sĩ Nhật Bản Tsukioka Yoshitoshi, thế kỷ XIX.

Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.

Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau.

Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được sống bên nhau.

Có lẽ do tích này mà vùng Bình Định (miền Trung Việt Nam) có từ "quạ làm xâu" nói về những con quạ vắng đi đâu một thời gian rồi trở về với cái đầu trọc lóc trong rất khôi hài.

Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc

Cuộc hội ngộ của Ngưu Lang Chức Nữ trên Cầu Ô Thước. Tác phẩm nghệ thuật trong hành lang dài của Di Hòa viên, Bắc Kinh.

Cuộc hội ngộ của Ngưu Lang Chức Nữ trên Cầu Ô Thước. Tác phẩm nghệ thuật trong hành lang dài của Di Hòa viên, Bắc Kinh.

Chàng chăn bò trẻ tuổi tên Ngưu Lang nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đang đùa giỡn vui vẻ với nhau.

Được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái là một con bò đực, chàng đã lấy trộm váy áo của họ và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra.

Các nàng tiên đã cử cô em út và xinh đẹp nhất có tên gọi là Chức Nữ ra để lấy lại váy áo.

Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng.

Nàng đã chứng tỏ mình là một người vợ tuyệt vời, còn Ngưu Lang là một người chồng tốt và họ đã sống bên nhau hạnh phúc.

Nhưng Thiên Hậu - trong một số dị bản là mẹ Chức Nữ - nhận ra rằng một kẻ tầm thường (tức Ngưu Lang) lại dám cưới một nàng tiên đẹp và bà đã rút kẹp tóc của nàng ra, vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang mãi mãi (trong các dị bản khác, Thiên Hậu bắt Chức Nữ quay lại làm công việc dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời vì nàng đã không làm công việc đó kể từ khi lấy chồng).

su-tich-nguu-lang-chuc-nu-02

Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bã dệt vải, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai con.

Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy thương hại họ và chúng bay lên trời để làm cầu để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm, là đêm thứ 7 của tháng 7 âm lịch.

Tuy nhiên vì thương tiếc cho đôi vợ chồng Ngọc Hoàng đã đặc xá cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần và đồng thời cũng trong thời gian đó Ngưu Lang đã tìm được quả "Hoa Tiên" (là quả mà Hằng Nga đã từng ăn) vì vậy Ngọc Hoàng cùng với Vương Mẫu đã cho Ngưu Lang và chức Nữ cùng ở bên nhau nuôi con mãi mãi không bao giờ chia lìa.

Dị bản

  • Dị bản này cho là Ngọc Hoàng, hay cha của Chức Nữ là người đã tách đôi tình nhân ra để họ chú tâm vào công việc thay vì chuyện yêu đương.
  • Tuy bị chia cắt vì thương tiếc cho đôi tình nhân Ngọc Hoàng đã đặc xá cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần và nếu Ngưu Lang có thế tu thành tiên thì Ngọc Hoàng cùng với Vương Mẫu sẽ cho Ngưu Lang và Chức Nữ cùng ở bên nhau nuôi con mãi mãi không bao giờ chia lìa.

Xem thêm: Truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ

Bình Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính