Nguyên nhân là do thành phố Kyoto có quy định rất nghiêm ngặt về quy hoạch đô thị.
Nhằm bảo tồn, lưu giữ cảnh quan cổ kính của thành phố, từ năm 2007, Kyoto đã ban hành quy định về cảnh quan mang tên "Hướng dẫn về cảnh quan Miyako".
Hướng dẫn này đặt ra những quy định, nguyên tắc nghiêm ngặt về chiều cao, màu sắc, thiết kế của các tòa nhà, kể cả quảng cáo bên ngoài của các tòa nhà đó.
Các quy định này chủ yếu nhằm tránh cho những tòa nhà, biển hiệu đụng độ với hình ảnh bản sắc của Kyoto.
Do vậy, nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới về các lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, dịch vụ tiện ích,... cũng phải thay đổi logo nhận diện của mình chỉ riêng ở Kyoto.

Logo Hard Rock Cafe chuyển sang màu trắng - nâu khi ở Kyoto (Ảnh: Victor Gusukuma)

Logo của siêu thị FamilyMart ở Kyoto không nhiều màu sắc như những nơi khác (Ảnh: Victor Gusukuma)

Logo của cửa hàng tiện ích 7-Eleven (Ảnh: Victor Gusukuma)

ENEOS (Ảnh: Victor Gusukuma)

Chuỗi thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald's cũng phải thay đổi nhận diện ở Kyoto (Ảnh: Victor Gusukuma)

(Ảnh: Victor Gusukuma)

(Ảnh: Victor Gusukuma)

(Ảnh: Victor Gusukuma)

Thương hiệu Starbucks khi đến Kyoto (Ảnh: Victor Gusukuma)

(Ảnh: Victor Gusukuma)

Thương hiệu thời trang Nhật Bản Uniqlo có hơn 2.000 chi nhánh trên khắp cả nước có logo chữ trắng giữa hình vuông màu đỏ. Một số chi nhánh cửa hàng ở Kyoto phải thêm viền trắng cho khung logo để tạo độ nhã nhặn cho thiết kế (Ảnh: Victor Gusukuma)

Biển hiệu Times thông thường ở nơi khác có màu chủ đạo là màu vàng tươi, còn ở Kyoto chỉ có màu đen trắng đơn giản (Ảnh: Victor Gusukuma)
Tuy nhiên, hướng dẫn này không chỉ áp dụng với các tòa nhà. Ở Kyoto, bạn có thể bắt gặp máy bán hàng tự động, cọc tiêu giao thông, hộp thư, bốt điện thoại,... đều có màu nâu để hài hòa với hình ảnh cổ kính của thành phố.

(Ảnh: buraburakyoto)

(Ảnh: buraburakyoto)

(Ảnh: buraburakyoto)

(Ảnh: buraburakyoto)

(Ảnh: buraburakyoto)
(Theo Bored Panda)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Sự thật thú vị đằng sau những tấm biển hiệu, logo màu sắc khác thường ở Kyoto tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Tin liên quan
