1. Sticker dán ô tô cho người khuyết tật
Nếu như thế giới thường dùng hình người ngồi xe lăn làm ký hiệu về người khuyết tật thì Nhật Bản lại dùng biểu tượng cỏ 4 lá. Lý do là để tránh mọi người hiểu lầm rằng tất cả người khuyết tật đều ngồi xe lăn.
Cỏ 4 lá cũng là một biểu tượng may mắn vì nó hiếm gặp, hàm ý chỉ sự đặc biệt thay vì khiếm khuyết.
2. Sticker dán ô tô cho người già
Ở Nhật, người già trên 70 tuổi được khuyến cáo dùng stciker dán ô tô như hình trên để cảnh báo tài xế lớn tuổi, nhất là trong trường hợp tuổi tác ảnh hưởng tới việc lái xe.
Những tài xế từ 75 tuổi trở lên được yêu cầu phải dán sticker này trên xe. Như vậy tài xế khác có thể biết và lưu ý. Ngoài ra sticker này cũng cho tài xế lớn tuổi đặc quyền đỗ xe ở những khu vực riêng.
3. Huy hiệu cho phụ nữ có thai
Dòng chữ tiếng Nhật trên huy hiệu này có nghĩa là "Trong bụng tôi có em bé", để những hành khách đi tàu khác có thể nhường ghế khi tàu đông người. Điều này giúp cho việc mang thai bớt căng thẳng và áp lực.
4. Ghế ngồi toilet được sưởi ấm, vòi rửa tay tiết kiệm nước
Một số toilet ở Nhật Bản còn có chế độ sưởi ấm bệ toilet, điều này rất tuyệt khi vào mùa đông. Ngoài ra trên toilet còn có vòi nước để bạn rửa tay sau khi xả nước. Nước rửa tay sau đó sẽ được tái sử dụng để xả nước lần tới, tránh lãng phí nước.
5. Microphone hát karraoke 'tự hát tự nghe'
Việc hát karaoke tại nhà có thể gây ồn ào khó chịu cho hàng xóm, nhất là khi bạn sống trong chung cư. Để giải quyết vấn đề này, công ty Nhật Bản đã phát minh bộ microphone hát karaoke giúp chặn 70% tiếng hát của bạn.
6. Chữ nổi trên mọi đồ vật
Việc sử dụng chữ nổi braille cho người khiếm thị ở Nhật Bản khá phổ biến. Chữ nổi được in trên lon đồ uống để phân loại rượu và các loại nước giải khát, trên nút bấm toilet, trên bản đồ, số ghế trên tàu cao tốc, máy tiền xu, thậm chí là lọ keo.
7. Gạch chỉ đường cho người khiếm thị
Lấy cảm hứng từ chữ nổi braille, Seiichi Miyake đã phát minh loại gạch chỉ đường cho người khiếm thị. Những chấm tròn là để cảnh báo phía trước nguy hiểm, còn những đường thẳng dùng để chỉ hướng.
8. Giá treo ô có khóa
Một số nơi ở Nhật có nhứng giá treo ô với khóa để tránh bị mất cắp. Bạn có thể yên tâm để ô bên ngoài và đi vào các tòa nhà mà không bị vướng víu.
Ngoài ra khi mọi người không mang theo ô ướt vào nhà, sàn nhà cũng không bị ướt, tránh tình trạng trơn trượt.
9. Dùng khay nhỏ khi nhận tiền
Nhiều cửa hàng ở Nhật thường dùng khay nhỏ để nhận tiền mặt của khách. Khách hàng có thể dễ dàng nhận ra mình đã trả đủ số tiền hay chưa và tránh tình trạng làm rơi tiền xu.
10. Bốt điện thoại công cộng thân thiện với người đi xe lăn
Ngày nay, khi điện thoại thông minh đã rất phổ biến, Nhật Bản vẫn giữ lại những bốt điện thoại công cộng để phòng trường hợp thảm họa tự nhiên xảy ra.
Các bốt điện thoại công cộng thường được đặt thấp hơn tầm mắt để tiện cho người đi xe lăn.
11. Cờ màu vàng cho trẻ sang đường
Vì trẻ em ở Nhật thường tự đi học nên trẻ phải tự sang đường mà không có người lớn đi cùng.
Trẻ có thể dùng những lá cờ màu vàng ở vỉa hè các tuyến đường đông đúc để cảnh báo lái xe có người đang sang đường rồi cất lại phía bên kia đường.
12. Thực phẩm đóng gói dễ mở
Thực phẩm đóng gói ở Nhật Bản, nhất là loại ở các cửa hàng tiện lợi, thường có hướng dẫn các bước để bóc mở. Như vậy khách hàng sẽ không phải vất vả để mở gói thực phẩm đồng thời vẫn đảm bảo độ tươi của thực phẩm.
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 12 điều tinh tế ở Nhật Bản khiến bạn muốn đến thăm ngay lập tức tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].