Siêu trăng xanh máu là gì?

Siêu trăng xanh máu là gì? Tối nay, 31/1/2018 lần đầu tiên sau hơn 150 năm hiện tượng thiên văn mang tâm cỡ thế kỷ là Trăng xanh - Trăng máu - Siêu trăng sẽ hội tụ một lần.

Siêu trăng là gì?

Theo cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, mặt trăng có quy luật quay theo quỹ đạo hình elip với một đầu là cận điểm, điểm gần trái đất nhất hay còn gọi là pergiee. Theo các nhà khoa học, điểm này sẽ ở gần trái đất hơn 48.280km so với điểm xa Trái Đất nhất là apogee.

Khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất thẳng hàng, khoảnh khắc cận điểm rơi vào ngày sóc vọng thì Mặt trăng sẽ sáng và lớn hơn nhiều lần so với bình thường. Lúc này người ta gọi là trăng tròn cận điểm hay còn được biết đến với tên khác là siêu trăng.

Thông thường, trong một kỳ siêu trăng, Mặt trăng sẽ nằm rất gần với Trái Đất và cách Trái Đất khoảng 360.000km. Theo tính toán của của các nhà khoa học, trong thời điểm có siêu trăng, mặt trăng sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn khoảng 30% so với Mặt trăng khi ở xa Trái Đất nhất.

sieu-trang-trang-xanh-trang-mau

Địa điểm lý tưởng để quan sát hiện tượng "siêu trăng xanh máu" tối nay ngày 31/1/2018 là Tây Mỹ, Đông Á, Trung Á

Hiện tượng Siêu Trăng, Trăng máu, Trăng xanh cùng hội tụ sau 150 năm tối nay ngày 31/1/2018

Theo các nhà Thiên văn học, tối nay ngày 31/1/2018, lần đầu tiên sau 150 năm có hiện tượng Trăng xanh - Trăng máu - Siêu Trăng hội tụ. Đây được biết là hiện tượng thiên văn thế kỷ liên quan đến mặt Trăng sau hơn 150 năm.

Để lý giải kỹ hơn, trong thứ 4 tuần này sẽ có thêm một lần trăng tròn, do đó Mặt trăng chỉ quay quanh Trái Đất trong vòng 29.5 ngày, còn có các tháng dương lịch lại có 30, 31 ngày. Điều này sẽ có lúc trong 1 tháng xuất hiện 2 lần trăng tròn và người ta gọi đó là trăng xanh.

Tuy nhiên, làn trăng xanh này lại xuất hiện cùng với nguyệt thực toàn phần - hiện tượng trăng bị bóng Trái Đất che khuất. Nguyệt thực sẽ làm cho trăng đổi sang màu đỏ hoặc cam nên gọi đó là Trăng máu. Đồng thời đây cũng là lúc mặt trăng có quỹ đạo gần với Trái đất nhất khiến nó trở thành siêu trăng. 

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử hơn 100 năm trở lại đây con người sẽ được chứng kiến cả ba hiện tượng cùng lúc và gọi tắt là "Siêu trăng xanh máu".

Xem hiện tượng Siêu Trăng, Trăng máu, Trăng xanh cùng hội tụ sau 150 năm ở đâu?

Địa điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng "siêu trăng xanh máu" là: Tây Mỹ, Đông Á, Trung Á... Theo dự kiến, hiện tượng Siêu Trăng, Trăng máu, Trăng xanh sẽ xảy ra vào 6h48 tối ngày 31/1/2018 theo giờ Việt Nam.

Gordon Johnston, chuyên gia làm việc tại NASA, cho biết: "Nếu thời tiết thuận lợi, vùng bờ biển phía tây của Mỹ, Alaska và Hawaii sẽ chứng kiến nguyệt thực toàn phần từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, nguyệt thực sẽ khó thấy hơn ở khu vực sử dụng múi giờ miền Đông (gồm vùng đông bắc nước Mỹ). Nguyệt thực bắt đầu lúc 5h51, theo múi giờ miền Đông (tức 17h51 ngày 31/1 theo giờ Việt Nam) khi Mặt Trăng chuẩn bị lặn ở phía tây và bầu trời phía đông bắt đầu sáng lên".

Xem thêm:

Phương Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính