Báo Điện tử Gia đình Mới

Quả thực hôn nhân chính là nơi phụ nữ bị bóc lột sức lao động nhiều nhất

Nói hôn nhân chính là lúc phụ nữ bị bóc lột sức lao động quả không sai. Đàn ông sẽ không hiểu thấu được những nỗi vất vả và hy sinh vợ mình phải gánh.

Quả thực hôn nhân chính là nơi phụ nữ bị bóc lột sức lao động nhiều nhất 0

Thật vậy, chỉ cần được trả công cho làm việc nhà với giá rẻ mạt thôi cũng đủ giúp cho tất cả phụ nữ trở nên giàu có. Là đàn ông, là người chồng hãy biết thương lấy người phụ nữ bên cạnh mình, bởi một lý do rằng, anh sẽ không thể nào thấu hiểu hết những nỗi vất vả và hy sinh mà cô ấy đã dành cho gia đình nhiều như thế nào.

Chỉ những người phụ nữ có chồng, có con rồi mới hiểu thấu công sức của đàn bà đã bỏ ra cho gia đình nhiều như thế nào.

Cuộc sống hôn nhân khiến phụ nữ mỗi ngày dành rất nhiều thời gian để dọn dẹp, nấu ăn, chăm sóc con cái, vun vén nhà cửa… Biết bao công việc không tên dồn lên đôi vai nhỏ bé ấy.

Nhưng rất hiếm những người chồng nhìn thấy được những giọt mồ hôi của vợ. Phụ nữ hiện đại không còn chuyện phụ thuộc chồng vào kinh tế.

Người phụ nữ – họ có thể có chỗ đứng ngoài xã hội, ở những vị trí rất cao và kiếm tiền không thua gì chồng. Thế nhưng, khi bước về nhà, những công việc nội trợ được mặc định là của phụ nữ.

Chồng hay vợ đều làm 8 tiếng ở công ty nhưng sau giờ làm việc đàn ông ung dung, đủng đỉnh nghỉ ngơi. Nhưng phụ nữ lại bắt đầu gồng mình lên để nấu nướng, dọn dẹp, chăm con…

Bước vào một căn nhà bừa bộn, đồ đạc vứt lung tung, ai cũng nghĩ trong đầu: “Người đàn bà này sống quá luộm thuộm”. Nhìn một đứa con lấm bẩn, tay chân dính đất, người ta sẽ nghĩ: “Một người mẹ không biết chăm sóc con”.

Quả thực hôn nhân chính là nơi phụ nữ bị bóc lột sức lao động nhiều nhất 1

Khi nhìn một người đàn ông ăn mì gói, ngay lập tức người ta lại liên tưởng đến một người vợ vụng về, không biết nấu nướng. Nghĩa là, đâu đâu cũng thấy trách nhiệm và bổn phận của người phụ nữ. Người chồng gần như vô can, vô hình trong việc chăm sóc con cái, phụ giúp vợ công việc gia đình.

Sinh con và chăm sóc con cái mới thực sự là cuộc chiến khốc liệt của đàn bà. Sinh một đứa con, người phụ nữ như trải qua cơn thập tử nhất sinh, đau đớn tận cùng. Chăm một đứa con mọn vắt kiệt sức lực phụ nữ bằng những đêm không ngủ. Tranh thủ con ngủ lại rón rén đi làm việc nhà, nấu ăn, giặt giũ.

Nhiều khi vừa làm việc nhà, vừa bế con trên tay là chuyện thường tình. Bao nhiêu nỗi khổ đó của phụ nữ có mệt mỏi bằng một người đàn ông đi làm ở công ty không?

Nếu được lựa chọn, hẳn người phụ nữ nào cũng đồng ý để mình bước ra ngoài xã hội làm việc, còn người chồng ở nhà chăm con mọn.

Có thể nói, hôn nhân là nơi “bóc lột” sức lao động của phụ nữ nhiều nhất. Bất kể người phụ nữ ấy là ai, có địa vị, kiếm được nhiều tiền… thì trong tâm thức cố hữu việc nhà là của đàn bà.

Không phải phụ nữ hay kêu ca, phàn nàn mà bởi vì đàn ông không hề biết vợ đã mệt mỏi và hy sinh cho gia đình nhiều như thế nào.

Quả thực hôn nhân chính là nơi phụ nữ bị bóc lột sức lao động nhiều nhất 2

Nếu được trả công cho việc nhà với giá rẻ mạt thì người đàn bà nào cũng sẽ trở nên rất giàu có. Đàn ông à, hãy thương lấy người phụ nữ bên cạnh mình. Bởi anh sẽ không thể nào hiểu thấu những nỗi vất vả và hy sinh mà cô ấy đã bỏ ra cho gia đình nhiều như thế nào.

Đấy, làm vợ khổ thế đấy. Bước vào hôn nhân rồi thì đời đàn bà như là dấu chấm hết, biết là ở đời có người này người kia, có người chồng tốt, có người chồng tệ. Nhưng khổ nỗi đàn ông tốt nghe nhiều nhưng như ma ý, chẳng thấy bao giờ cả.

Vậy nên, đàn ông à đừng quá đòi hỏi trách nhiệm và bổn phận ở vợ. Một người đàn ông tử tế sẽ không để vợ mình mệt mỏi với quá nhiều gánh nặng trên vai.

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO