Chuẩn bị sẵn các vật dụng phòng mưa lũ, ngập lụt
- Nên dự trữ một số vật dụng phòng chống lũ lụt ở nhà như còi, đèn pin, áo phao, phao cứu sinh…
- Chuẩn bị sẵn nước uống sạch, đồ ăn, đặc biệt là đồ ăn có nhiều năng lượng như lương khô, kẹo bánh... để phòng mưa lũ, ngập lụt
- Chuẩn bị đồ dùng chống lạnh như quần áo đủ mặc, chăn mền ở nơi cao. Những đồ vật có giá trị không thấm nước, khó mang theo có thể chôn xuống đất hoặc đặt ở nơi cao. Đồ giá trị nhỏ gọn có thể mang theo như tiền, vàng, bạc… thì có thể khâu vào quần áo.
Việc cần làm khi gặp mưa lũ, ngập lụt
- Chuẩn bị thiết bị liên lạc, đèn pin, còi, gương, bật lửa, quần áo nhiều màu sắc và các vật dụng khác có thể dùng làm tín hiệu kêu cứu.
- Nếu trong nhà xảy ra tình trạng úng nước, nên cắt ngay nguồn điện và van gas.
- Di chuyển lên cao hơn để chờ cứu hộ. Nếu có đủ thời gian, nên đi theo lộ trình đã định và di chuyển có tổ chức lên sườn đồi, vùng cao, hoặc tìm một toà nhà cao tầng kiên cố để di chuyển lên.
- Trong quá trình di chuyển, hãy chú ý thu thập các vật thể giúp làm nổi như thùng gỗ, can nhựa, các chai nhựa...
- Trường hợp lũ về nhanh, không kịp sơ tán thì có thể trèo lên mái nhà, trèo lên cây hoặc tường cao để trú ẩn tạm thời và chờ cứu hộ.
- Việc trôi trên bè hoặc bơi chỉ là phương án cuối cùng khi mà bị lũ bao vây, mực nước tiếp tục dâng cao. Bè có thể là cửa, giường gỗ, tủ gỗ, hộp, can nhựa, chai nhựa, bất kể thứ gì nổi được trên mặt nước càng nhiều càng tốt. Có thể sử dụng ga trải giường, chăn, màn, quần áo để làm dây kết bè. Trước khi leo lên bè phải thử xem bè có nổi được không.
- Thu gom thức ăn, các thiết bị phát tín hiệu (như còi, đèn pin, cờ, ga trải giường sáng…) lên bè.
- Trước khi rời khỏi nơi trú ẩn để trôi trên bè nên ăn một ít đồ ăn và uống một ít nước để tăng cường sức lực.
- Khi có điều kiện liên lạc, có thể báo cáo tình hình lũ lụt, tình trạng mắc kẹt cho chính quyền địa phương và cơ quan kiểm soát lũ lụt và tìm kiếm sự trợ giúp. Trong trường hợp không có điều kiện liên lạc (mất điện, mất sóng điện thoại…) có thể dùng còi, đèn pin, gương phản chiếu, vẫy cờ hay quần áo rực rỡ, kêu gọi sự giúp đỡ.
- Cố gắng không bơi một mình, nếu phát hiện tháp điện cao thế bị sập hoặc dây điện treo thấp hoặc đứt, hãy tránh xa nguy hiểm và không chạm vào hoặc đến gần chúng.
- Chú ý biển cảnh báo an toàn phòng chống lũ lụt bên đường, tránh những nơi có xoáy nước để tránh rơi vào khu vực nguy hiểm như giếng sâu, hố không có nắp cống, tránh những nơi trũng như cống, hầm chui…
K.Ngân (t/h)Bạn đang xem bài viết Những điều nên làm khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt tại chuyên mục Xã hội của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].