Những biểu hiện của trẻ khủng hoảng tuổi lên 3
Khi con bước vào giai đoạn tuổi lên 3, bố mẹ sẽ dễ nhận thấy qua một số biểu hiện dưới đây:
- Trẻ muốn được tự làm mọi việc, không cần bố mẹ giúp đỡ.- Có phản ứng tiêu cực với mọi thứ.
- Ngang bướng một cách vô lý.
- Không nghe theo lời người lớn dạy bảo, hướng dẫn.
- Mất hứng thú với những thứ mà trẻ đã từng rất yêu thích trước kia.
- Hay cự cãi người lớn (bằng hành động hoặc lời nói).
Khi con khủng hoảng tuổi lên 3 bố mẹ nên làm gì?
1. Hạn chế tối đa việc quát mắng con
Nuôi dạy con tích cực trong những tình huống căng thẳng, thay vì la mắng hay trừng phạt lên thân thể và tinh thần trẻ, sẽ giúp gia tâng kích thước ở một số khu vực ở não bộ.
2. Lắng nghe con nhiều hơn
Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 này của con, bố mẹ hãy dành cho con sự toàn tâm chú ý, lắng nghe con mỗi khi con muốn nói một điều gì đó hay tâm sự với bố mẹ nhé!
Bạn có thể hỏi lại để con biết rằng bố mẹ đang rất quan tâm đến câu chuyện của con.
3. Kiên nhẫn với con
Đứa trẻ thường khó hiểu tại sao bố mẹ lại ngăn cản mình làm những điều mà mình đang thích, giống như việc mút tay, nghịch nước, gõ vào ly tách,... Trẻ vẫn còn nhỏ và chưa đủ nhận thức về những vấn đề nguy hiểm.
Vì thế, bố mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích cho con, vì sao như thế này, vì sao như thế kia sẽ khiến con dễ dàng hợp tác hơn với bó mẹ.
4. Ôm con nhiều hơn
Ngừng công việc bạn đang làm lại vài giây và ôm con. Đừng quên nói "Bố/mẹ yêu con" đặc biệt khi con đang có cư xử không đúng mực.
5. Dạy trẻ biết vâng lời
Trẻ 3 tuổi bản năng là tìm kiếm sự tự chủ, độc lập và chống lại sự vâng lời. Bí quyết để dạy trẻ ngoan hơn là nhận được lời khen và ủng hộ tích cực khi làm theo những gì người lớn nói.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết Những điều bố mẹ nên làm khi con bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].