Những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm và cách xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà tốt nhất

Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra khi ăn phải thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm cần xử trí thế nào cho đúng?

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Do vi khuẩn và độc tố vi khuẩn có trong thức ăn thường gây nên tiêu chảy cấp, đau bụng, sốt, phân lỏng (thường do thức ăn ôi thiu, đun chưa chín, rửa chưa sạch thức ăn, tay...).
  • Do nhiễm hoá chất trừ sâu, diệt muỗi, côn trùng, diệt nấm, cỏ tồn đọng trong thức ăn, rau quả, nguy hiểm nhất là hoá chất diệt chuột gây co giật.
  • Do thức ăn có độc như: nấm độc, cá nóc, thịt cóc, mật cá trắm, măng tươi, vỏ sắn.
  • Do thức ăn có hoá chất bảo quản: hàn the, phóc môn, kháng sinh, phẩm màu, phẩm thơm...
Người bị ngộ độc thực phẩm thường gặp triệu chứng đau bụng, nôn, đi ngoài... từ khoảng 30 phút đến 3-4 tiếng sau khi ăn thức ăn không đảm bảo. Ảnh minh họa

Người bị ngộ độc thực phẩm thường gặp triệu chứng đau bụng, nôn, đi ngoài... từ khoảng 30 phút đến 3-4 tiếng sau khi ăn thức ăn không đảm bảo. Ảnh minh họa

Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm

  • Nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm thì thông thường từ 30 phút đến 3-4 giờ sau khi ăn, bệnh nhân xuất hiện đau bụng ê ẩm hoặc từng cơn, nôn và có thể tiếp tục nôn sau khi hết thức ăn trong dạ dày, đi ngoài, đi lỏng hay có máu, vã mồ hôi, mệt, nếu ăn cá nóc thì thấy tê miệng, lưỡi, môi, bàn tay, bàn chân và sau đó nặng lên và liệt cơ.
  • Nếu thức ăn có lẫn hoá chất diệt chuột, diệt muỗi có thể xuất hiện co giật và dẫn đến nặng, có thể tử vong.
  • Ngộ độc thức ăn có nôn, đau bụng, tiêu chảy và sốt thường là do vi khuẩn, nguy hiểm là vi khuẩn tả.
  • Bệnh nhân có một trong những dấu hiệu như: nôn hơn 10 lần/ngày, đi ngoài hơn 10 lần/ngày, co giật toàn thân cơn kéo dài trên 1 giây, trong khoảng 5 phút/1 cơn. Tê môi, lưỡi, bàn tay, bàn chân. Mệt lả, chân tay lạnh, vã mồ hôi... là rất nặng dễ gây tử vong cần cấp cứu kịp thời.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm

Sơ cứu và cấp cứu một bệnh nhân ngộ độc cấp thức ăn là việc rất cần thiết song trước hết cần xác định tác nhân gây ngộ độc bằng cách giữ lại thức ăn nghi ngờ, giữ lại chất nôn, phân, gửi đi làm xét nghiệm độc chất.

Nếu biết chắc chắn thức ăn là độc hại thì có thể móc họng, gây nôn ngay nếu bệnh nhân còn tỉnh táo và không có co giật, sẽ không gây nôn nếu bệnh nhân hôn mê, li bì hay có co giật.

Uống ngay 30 - 50g than hoạt tính (1g/1kg cân nặng) hoà với 250ml nước + đường (trẻ 1-12 tuổi: 15-20g pha với 200ml nước uống), sau đó dùng nhuận tràng bằng sorbitol 30g (1g/1kg cân nặng) không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì gây rối loạn nước và điện giải. Gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn hay đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu co giật để bệnh nhân nằm nghiêng đầu thấp, để thức ăn được tống ra ngoài không sặc.

Gọi cấp cứu, mời bác sĩ đến nhà hoặc đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt để có thuốc điều trị co giật và đảm bảo thông khí.

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tê mồm, lưỡi, bàn tay, chân sau ăn cá nóc, uống than hoạt tính và sorbitol như liều trên.

Nếu bệnh nhân nôn nhiều, ỉa lỏng, có sốt cho uống 2 viên Biseptol hay 1 viên Cipro 500mg/ngày. Uống oresol 1 gói + 1 lít nước. Có thể trì hoãn việc đưa đến bệnh viện và hỏi ý kiến bác sĩ để tiếp tục điều trị.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính