Tại huyện Quảng Bình, Hà Bắc Trung Quốc có một cụ bà 80 tuổi Lý Tú Phần, đã một tay chăm sóc con gái từ ngày ra đời đến nay đã 42 tuổi.
Con gái bà tên gọi Xảo Phượng, bị tàn tật, đến giờ vẫn chỉ cao 70cm. Con gái không thể đi bộ, đi đâu đều phải bế, lật người cho đến đi vệ sinh đều phải mẹ giúp đỡ.
Và người mẹ ấy như bao người mẹ thông thường và vĩ đại khác, chăm sóc, bù đắp cho con gái gấp trăm, gấp nghìn những người con bình thường khác. Bà cho biết: "Tôi là mẹ nó, chỉ cần tôi còn thở vẫn sẽ chăm sóc nó".
42 năm trước, Xảo Phượng bị ngã xuống đất, người mẹ phát hiện tay con gái run rẩy dữ dội, cô bé co giật và khóc. Bà lập tức bế con đến bệnh viện lớn nhỏ trong vùng.
Nhưng bệnh tình của cô bé không khá hơn mà chuyển biến nghiêm trọng hơn. Sau đó, tại bệnh viện Bắc Kinh, cô bé được chẩn đoán mắc bệnh giòn xương. Vậy là cô gái phải nằm trên giường trong suốt phần đời còn lại của mình.
Khi con gái mới mắc bệnh, có người khuyên bà cho con gái đi. Nhưng làm sao người mẹ có thể dứt bỏ chính máu mủ ruột già của mình, bà quyết tâm thế nào cũng phải nuôi con gái nên người. Một đứa trẻ tàn tật, chịu nhiều thiệt thòi càng cần tình yêu của cha mẹ hơn nữa.
Gia đình không giàu nhưng vì trị bệnh cho con gái, người mẹ không bao giờ bỏ cuộc. Không cần biết ở đâu, có phương pháp gì,đắt rẻ thế nào, chỉ cần nghe nói có thể chữa bệnh cho con, người mẹ đều phải thử. Vậy là Lý Tú Phần một mình chăm sóc con, trồng cây làm ruộng, lo việc trong nhà, còn chồng bà đi làm xa.
Năm 2005, Lý Tú Phần bị đột quỵ, từ đó phải bám gậy đi lại. 4 năm sau, người bạn đời của bà qua đời, gánh nặng chăm sóc con gái bệnh tật giờ chỉ còn đè nặng lên đôi vai bà.
Con gái Xảo Phượng đến khi trưởng thành cũng chỉ cao 70cm, bằng một đứa trẻ 1 tuổi, mặc quần áo, tắm rửa hàng ngày đều phải dựa vào mẹ.
Lý Tú Phần ngày ngày dậy thật sớm chăm con, cho con dậy ăn sáng. Những lúc ra đồng làm ruộng, bà vẫn phải về nhà 2 lần trong 1 buổi sáng, sợ có chuyện gì xảy ra với con gái, đồng thời còn cho con đi vệ sinh.
"Con gái không thể xa tôi lúc nào, dù thế nào tôi cũng phải sống vì nó", 43 năm trôi qua, người mẹ già chưa một lần thở dài trước mắt con gái, càng không rơi một giọt lệ để con thấy.
Người mẹ ấy kiên cường đến mấy cũng không thoát khỏi quy luật thời gian, của tuổi già. ở tuổi 80 bà mắc nhiều bệnh mãn tính của người già, uống thuốc thường xuyên.
"Bà thường nói: "Giờ tôi sức khỏe mỗi ngày một yếu. Xảo Phượng chết trước tôi cũng tốt, nếu tôi chết trước, không biết nó sẽ làm sao? Tôi mong con gái có thê sống tự lập, vậy là tôi thử cho con học một vài kỹ năng".
Vậy là với sự hướng dẫn của mẹ, Xảo Phượng bắt đầu học thêu chữ thập. Mỗi lần cầm kim lên thêu, những ngón tay quan queo của cô phải nỗ lực, chịu đau đớn rất nhiều, không cẩn thận có thể gãy ngón tay.
Nhưng Xảo Phượng vẫn không bỏ cuộc. Tuy một bức tranh chữ thập bán không được bao nhiêu tiền, nhưng đó cũng là bao nỗ lực do tự cô làm ra. Đó cũng là một bức tiến lớn trong cuộc đời của Xảo Phượng.
Người mẹ 80 tuổi nỗ lực sống từng ngày vì con gái, và ngược lại, Xảo Phượng cũng cho rằng mẹ chính là lý do duy nhất cô tiếp tục cuộc sống này.
Nhiều lúc Xảo Phượng thấy oán giận cuộc đời không công bằng, sao nỡ để cô rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như vậy. Nhưng mỗi lần nhìn thấy mẹ vì mình mà vất vả, gian khổ, bao nhiêu điều đau buồn lại tiêu tan.
Không thể làm gì giảm gánh nặng cho mẹ, Xảo Phượng chỉ nghĩ ra cách nhịn ăn. Vào mùa đông, có lúc tôi chỉ ăn một bữa cơm, ăn ít sẽ ít đi vệ sinh, mẹ cũng sẽ bớt mất công sức hơn. Vì giờ mẹ cô đã quá già, bê nhấc con gái rất khó khăn.
Nếu không có mẹ, Xảo Phượng thực sự không biết mình có sống đến ngày hôm nay. Vài năm trước mẹ còn có sức chăm sóc cô, nay đã quá già. Nhiều lúc người mẹ 80 tuổi không thể di chuyển được cơ thể của con gái, phải nhờ hàng xóm giúp đỡ.
Mẹ là lẽ sống của Xảo Phượng. Và ngược lại không như suy nghĩ của mẹ, cô không muốn mình chết trước mẹ. Nếu cô chết trước, người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh, mẹ cô làm sao chịu nổi. Vì vậy, không cần biết mẹ mất Xảo Phượng sẽ khốn khổ thế nào, nhưng ít nhất cô không muốn để mẹ lại một mình đau khổ. Vì vậy, Xảo phượng chỉ biết âm thầm nhắc nhở bản thân cố gắng giảm gánh nặng cho mẹ, để mẹ cô yên tâm.
Bảo Anh/GIADINHMOIBạn đang xem bài viết Người mẹ mong con gái tàn tật chết trước mình, con gái cũng mong điều ngược lại vì lý do rơi nước mắt tại chuyên mục Quà tặng Cuộc sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].