Muốn tự lập và thành công, có 10 điều trẻ nhất định phải học được trước tuổi 13

Các nhà tâm lý học cho rằng, độ tuổi 9 đến 13 là thời kỳ chuyển giao của trẻ và cha mẹ cần để trẻ phát triển độc lập trong giai đoạn này. Theo đó, cha mẹ cần giúp trẻ đạt được một số kỹ năng sống thiết yếu trước tuổi 13.

1. Kiếm tiền và quản lý tiền bạc

kns01

Cha mẹ cần dạy trẻ một số kỹ năng tài chính cơ bản ngay khi trẻ học đếm. Đến tuổi 13, trẻ cần biết tiết kiệm tiền từ những khoản tiền tiêu vặt, biết cơ bản các vật dụng trong nhà có giá trị như thế nào, biết quyết định về việc tiêu tiền và tiết kiệm tiền.

2. Làm việc nhà cơ bản

kns02

Theo các chuyên gia tâm ly, trẻ có thể làm việc nhà từ rất sớm như rửa bát, cho quần áo vào máy giặt, đổ rác,...

Đến tuổi 13 trẻ cần biết là quần áo, rửa bát, gập chăn màn, dọn nhà tắm, phòng bếp,... Cha mẹ cần yêu cầu rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ cho trẻ và khuyến khích trẻ làm việc nhà.

3. Nấu ăn

Đây là một kỹ năng quan trọng trẻ cần biết. Có nhiều món ăn dễ làm mà trẻ có thể nấu được như trứng ốp, canh, salad. 

Đến tuổi 13, trẻ cần biết cách chuẩn bị một bữa ăn gia đình, nấu theo công thức đơn giản, sử dụng các dụng cụ trong phòng bếp.

4. Đi chợ

kns03

Cho trẻ đi chợ cùng sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng thiết yếu như lên thực đơn, viết danh sách đồ cần mua, mua sắm trong khoản tiền nhất định. 

Trẻ cần học cách đọc thông tin dinh dưỡng trên sản phẩm và mua loại hàng tốt. 

Ngoài ra cần đặt ra những giới hạn cho trẻ nhỏ, như khi trẻ cùng đi siêu thị và vòi mua đồ này đồ kia. Cha mẹ cũng cần biết cách từ chối yêu cầu không thích hợp của con. 

5. Vệ sinh cá nhân

Các chuyên gia cho biết nhiều cha mẹ thường cho rằng trẻ 10, 11 tuổi sẽ học cách vệ sinh cá nhân một cách tự nhiên. 

Thực tế là có nhiều điều cha mẹ nên dạy trẻ trước khi quá muộn: như tầm quan trọng của việc tắm rửa hàng ngày, khử mùi, thay quần áo, cạo râu, vệ sinh răng miệng.

6. Kỹ năng sơ cứu

kns04

Kỹ năng sơ cứu cơ bản sẽ giúp trẻ có thể tự sơ cứu khi bị thương và không có ai khác giúp đỡ. 

Ở Anh, Hội Chữ thập đỏ khuyến khích lồng ghép giáo dục về sơ cứu trong chương trình học.

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ 4, 5 tuổi đã có thể ghi nhớ đúng số điện thoại khẩn cấp, kiểm tra hơi thở của một người, nhớ một số tư thế hồi phục trong sơ cấp cứu.

Với trẻ lớn hơn, trẻ có thể học được cách cầm máu, sơ cứu vết bỏng và vết ong đốt.

7. Quản lý thời gian

kns05

Quản lý thời gian là kỹ năng cực quan trọng. Trẻ cần biết cách lên kế hoạch, đặt ưu tiên và làm việc hiệu quả.

Trẻ có thể sử dụng một số công cụ để quản lý thời gian hiệu quả hơn như báo thức điện thoại hay lịch ghi chú.

Trẻ nên có một chiếc đồng hồ đeo tay, học cách tập trung, tránh xao nhãng và cha mẹ nên làm tấm gương tốt cho trẻ trong cách quản lý thời gian. 

8. Các kỹ năng, chuẩn mực xã hội

Trẻ cần học cách ứng xử càng sớm càng tốt. Ví dụ với trẻ nhỏ, trẻ cần biết chia sẻ, lịch sự và tôn trọng người lớn tuổi. 

Ở nhà, trẻ cần học cách làm người chủ nhà lịch sự khi có khách đến, học các quy tắc trên bàn ăn.

Đặc biệt trong thời đại công nghệ số thì phép lịch sự trên mạng xã hội cũng quan trọng không kém.

9. Định vị phương hướng

Khi còn nhỏ, trẻ cần hiểu cách sử dụng các thiết bị định hướng, biết cách xem bản đồ. Đến tuổi 13 trẻ cần học cách nhớ phương hướng, xem các ký hiệu bản đồ và xác định đường. 

10. Kỹ năng quản trị cảm xúc

kns06

Không chỉ trẻ tuổi 13 mà nhiều người lớn cũng thiếu kỹ năng chấp nhận và kiểm soát cảm xúc như tức giận, căng thẳng hay lo câu. 

Các kỹ năng quản trị cảm xúc bao gồm khả năng nhận biết cảm xúc, hiểu hoàn cảnh, quản lý tâm trạng và tìm kiếm giúp đỡ khi cần thiết.

Trẻ cần hiểu rằng, nhận ra mình đang buồn không phải dấu hiệu của sự yếu đuối và không nên phủ nhận tâm trạng ấy.

Trang Đặng (lược dịch theo Bright Side)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính